Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 27/02/2020 02:40 (GMT+7)

Xã Tân Lập: Giải quyết các vướng mắc, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển

Nhiều năm nay chính quyền xã Tân Lập (huyện Đan Phượng, Hà Nội) chưa đưa ra được phương án xử lý việc thiếu hụt đất sản xuất mà phần đất hoang hóa còn nhiều, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất của địa phương.

Với mong muốn tận dụng quỹ đất bỏ hoang để phát triển, tận thu ngân sách cho địa phương cũng như nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã gửi đơn đến UBND xã xin được tiếp tục thuê lại phần đất bỏ hoang để khai thác kinh tế với diện tích 5.000m2, thuộc khu đất Hồ Cầu Xây cụm 12. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý còn nhiều vứng mắc, vấn đề mặt bằng của doanh nghiệp vẫn chưa được giải quyết.

Diện tích đất bỏ hoang lâu năm, gây lãng phí tài nguyên, búc xúc cho nhiều người dân.

Bày tỏ quan điểm trước vấn đề trên, ông Nguyễn Đăng Thịnh – Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và sản xuất thương mại Hoàng Trung trong đơn đề nghị cho biết: “Điều nhức nhối nhất của chúng tôi là mặt bằng sản xuất. Đã rất nhiều lần Quốc hội về tiếp xúc cử chi, thành phố về tiếp xúc cử tri, huyện về tiếp xúc cử tri tôi đều kiến nghị nhưng chưa thấy trả lời. Có những chỗ bỏ hoang lâu, xã không quản lý như khu đất tại khu Hồ Cầu Xây cụm 12, năm 2014 tôi phát hiện ra nơi đây bỏ hoang 5.000m2, tôi kiến nghị ủy ban xã cho đo vẽ trong khi đó người dân và công ty nước Long Long lấn chiếm, mất bao công sức đến nay mới giải phóng được. Bây giờ tôi xin chính quyền chuyển đổi mục đích sử dụng chưa cho, tôi làm cái nhà kho để vật liệu xây dựng thì đòi dỡ. Tôi đề nghị chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ cho doanh nghiệp”.

“Với tư cách là chủ tịch hội doanh nghiệp của xã, nếu như khi nào nhà nước cần, tôi sẽ đứng ra yêu cầu anh em tháo dỡ, trả lại mặt bằng cho nhà nước, không đòi hỏi bất kỳ một vấn đề gì”,ông Thịnh nhấn mạnh.

Đơn đề nghị xin chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất Cầu Xây cụm 12 của ông Nguyễn Đăng Thịnh.

Giải đáp về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Học – Chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội cho biết: “Ông Nguyễn Đăng Thịnh đã được UBND xã giao cho diện tích đất để tạm thời quản lý từ năm 2014, diện tích đó trước kia là ngòi nên UBND xã cũng giao cho ông Thịnh thực hiện xây dựng dự án để nhằm mục đích đắp bờ, thả cá. Do khu vực đất đó bị ô nhiễm cộng với việc người dân đổ nhiều rác thải ra khu vực ấy nên ông Thịnh không thể tiến hành nuôi trồng thuỷ sản theo dự định. Diện tích này UBND xã chỉ bàn giao cho ông Thịnh sử dụng tạm thời do phần đất thuộc vào dự án làm đường”.

Ông Nguyễn Văn Học, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

"Về vấn đề đơn đề nghị của ông Thịnh đề cập đến việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất ban đầu để sang làm kho chứa vật liệu xây dựng, vấn đề này chúng tôi đang xem xét hồ sơ. Về hồ sơ trước đó của ông Thịnh được giao chưa được đầy đủ, tôi cũng có giao lại cho đồng chí Hồng – Phó Chủ tịch UBND xã nghiên cứu và có những giải pháp để báo cáo lên Ban thường vụ và xin ý kiến của Huyện để tìm biện pháp tháo gỡ cho phù hợp”, ông Học chia sẻ.

Trong thời gian tới, cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trước mắt cần khảo sát thực tế, trao đổi giữa chính quyền và doanh nghiệp, từ đó đi đến phương hướng giải quyết, tháo gỡ khó khăn, đưa ra những phương pháp hợp lý, giải quyết những điều mong mỏi của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuân lợi để doanh nghiệp tại địa bàn phát triển.

Đề nghị UBND T.P Hà Nội, Sở TN&MT T.P Hà Nội, Huyện uỷ - UBND huyện Đan Phượng, UBND xã Tân Lập xem xét và giải quyết đề nghị của doanh nghiệp.

Cùng chuyên mục

Vụ tranh chấp thừa kế tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Diện tích 338m2 nằm trên thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là của cha ông để lại cho cụ Tô Văn Tích sử dụng khi cụ chưa lấy vợ là cụ Nguyễn Thị Lịnh. Năm 1947, cụ Lịnh chết, cụ Tích lấy vợ hai là cụ Lê Thị Dốn. Đến năm 1971, cụ Tích chết, năm 1997, cụ Dốn chết. Khi chết cụ Tích, cụ Lịnh và cụ Dốn không để lại di chúc.
Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...