Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 20/12/2019 09:33 (GMT+7)

 Xung quanh bản di chúc về thừa kế tài sản ở Nghệ An: Luật sư nói gì?

Khi lập di chúc riêng vào ngày 10/7/2017, cụ Văn Thị Truật, 95 tuổi, đã suy kiệt về sức khỏe, không thể cầm bút ký như thừa nhận của công chứng viên và bị hạn chế về thể chất như Tòa án thừa nhận.

Cụ bà để lại di chúc còn minh mẫn sáng suốt khi lập di chúc riêng?

Cụ Văn Thị Truật và chồng là cụ Nguyễn Thanh Phong có 05 người con trai gồm 04 nữ và 01 nam sinh sống tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Cả bốn người con gái của hai cụ đều đã lập gia đình, có nhà cửa riêng, cuộc sống ổn định. Năm 1983, bà Nguyễn Thị Tùng, người con gái cuối cùng của hai cụ đi lấy chồng hai cụ ở hẳn với vợ chồng con trai và con dâu của mình là ông Nguyễn Kiên Cường và bà Nguyễn Thị Thu. Vợ chồng ông Cường đã nuôi dưỡng chăm sóc hai cụ suốt hai mươi mấy năm. Hơn nữa, ông Cường là người con trai duy nhất và theo phong tục tập quán nên phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi còn sống, thờ cúng sau khi cha mẹ gần đất xa trời. Với cách suy nghĩ theo truyền thống như vậy nên năm 2003, khi được đền bù do bị thu hồi một phần đất của đất diện tích đất 172m2 thì các cụ đã chia đều cho các chị em gái (các đồng nguyên đơn trong vụ án), ông Cường không được hưởng số tiền này.

Năm 2005, hai cụ có lập một di chúc chung và được chứng thực tại Ủy ban nhân dân phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò với quyết định để lại toàn bộ tài sản cho ông Cường. Tài sản chung của hai cụ gồm thửa đất hiện nay đang sử dụng, có chiều dài từ Nam sang Bắc 44m, chiều rộng từ Đông sang Tây 14,9m, tổng diện tích là 565,6m2, một căn nhà hai gác, một ngôi nhà cấp bốn và toàn bộ tài sản khác có trên đất và trong nhà. Các tài sản này đều ở phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Cuộc sống cứ vậy trôi qua cho đến năm 2012 thì cụ Phong ra đi, cụ Truật lại tiếp tục sống chung với vợ chồng người con trai. Và đương nhiên cụ cũng được vợ chồng con trai chăm sóc nuôi dưỡng như trước đây.

Vào tháng 10 năm 2015, cụ bà lúc này đã 93 tuổi, bệnh nặng và phải đi điều trị tại bệnh viện dài ngày. Hiện nay các tài liệu vẫn còn thể hiện việc này. Sau khi ra viện thì sức khỏe của cụ về thể lực, trí lực đều rất yếu, mọi sinh hoạt đều phải có sự trợ giúp của người khác.

Thời gian sau, theo lời trình bày của ông Cường, với lý do báo hiếu mẹ, bà Sen đã đón cụ về nhà ở một thời gian khoảng 06 tháng. Mọi việc bắt đầu từ đây. Trong thời gian này, cụ Sen đã để lại một bản di chúc có công chứng lập ngày 10/7/2017 với nội dung định đoạt lại phần tài sản của cụ trong khối tài sản chung, cụ không để lại toàn bộ di sản cho con trai duy nhất mà chia lại cho các con.   

Có người làm chứng khi cụ Truật lập di chúc hay không?

Di chúc cụ Truật để lại đã được công chứng viên Nguyễn Văn Thỏa, Văn phòng Công chứng Bắc Trung Bộ công chứng. Địa điểm công chứng là tại nhà nơi bà cụ sống. Người liên hệ với công chứng viên là bà Trần Thị Thúy là luật sư, làm việc tại Công ty Luật Thái Bình Dương - Đoàn Luật sư Nghệ An. Có một điều kỳ lạ là trong bản di chúc nộp cho Tòa án thị xã Cửa Lò khi khởi kiện có chữ ký của bà Trần Thị Thúy nhưng bản lưu tại Văn phòng Công chứng Bắc Trung Bộ lại không có chữ ký của bà Thúy.

Theo nội dung Biên bản xác minh của Văn phòng luật sư số 1, Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, tại Văn phòng công chứng Bắc Trung Bộ ngày 10/7/2018, có 06 bản di chúc có cùng nội dung và hình thức. Và quan trọng hơn, cả 06 bản di chúc này đều không có người làm chứng và người đánh máy cũng không ký tên. Tuy nhiên, tại bản di chúc mà các nguyên đơn nộp cho Tòa án lại có bà Trần Thị Thúy là người đánh máy ký tên vào phần người làm chứng. (Hồ sơ khởi kiện mà nguyên đơn là bà Sen gửi cho ông Cường  ngày 24/5/208 bản di chúc không có chữ ký của bà Thúy). Lời khai tại phiên  hòa giải có mặt các bên, phía luật sư nguyên đơn thừa nhận đây là chữ ký được bà Trần Thị Thúy ký sau khi công chứng viên xác nhận.

Những tình tiết nêu trên cho thấy di chúc được cho là của cụ Truật lập ngày 10/07/2017 không có bất cứ một người làm chứng nào, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dân sự, công chứng, thừa kế. Tại các lời khai của các nguyên đơn; văn phòng công chứng cũng như theo nhận định của Tòa án sơ thẩm cho rằng di chúc này có người làm chứng và đó là bà Trần Thị Thúy. Tuy nhiên, trong nội dung di chúc thể hiện cụ Truật chỉ nhờ người đánh máy, không nhờ người làm chứng. Người đánh máy là bà Trần Thị Thúy - luật sư, thuộc Công ty Luật Thái Bình Dương là người trong cùng tổ chức luật sư đang bảo vệ quyền lợi cho các nguyên đơn.

Nếu cho rằng người đánh máy là người làm chứng cũng không đáp ứng được tư cách của người làm chứng vì theo khoản 2 điều 632 về người làm chứng cho việc lập di chúc: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc.

Theo luật sư Nguyễn Quang Hảo - Trưởng Văn phòng Luật sư số 1 Nghệ An, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Cường cho biết, bà Thúy là luật sư thuộc Công ty Luật Thái Bình Dương, soạn di chúc có phí và là người tư vấn lập di chúc cho bà Truật. Nay có tranh chấp chia thừa kế, Công ty Luật TBD bảo vệ cho nguyên đơn liệu bà Thúy, nếu là người làm chứng thì có khách quan trong vụ án này không  khi bà là người có quyền lợi, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc?

Về công việc của người làm chứng, căn cứ khoản 2 điều 636, BLDS, người làm chứng phải ký trước mặt công chứng viên, công chứng viên chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Theo bản  di chúc lập ngày 17/10/2017, các hồ sơ, chứng cứ và lời khai của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm, thể hiện người lập di chúc, người làm chứng và công chứng viên không cùng ký xác nhận trong bản di chúc cùng một thời điểm.

Cụ thể, ngày 10/7/2017 lập di chúc sau đó một ngày, tức là ngày 11/7/2017 thì công chứng viên và người làm chứng mới ký xác nhận. Việc người làm chứng ký xác nhận với tư cách là người làm chứng bằng một văn bản riêng, độc lập không ký trực tiếp vào bản di chúc thì không thể chứng minh được mình có mặt tại thời điểm lập di chúc.

Di chúc để lại có quá nhiều sai sót mà trong phạm vi một bài báo này chúng tôi chưa thể nêu hết được. Khi phóng viên dự khán phiên tòa phúc thẩm, nghe luật sư Nguyễn Quang Hảo trình bày bản luật cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ông Cường dài tới 18 trang chỉ ra một loạt các vấn đề mà cấp xét xử có dấu hiệu áp dụng chưa đúng pháp luật, đánh giá chứng cứ chưa phù hợp những tưởng rằng quan điểm của luật sư sẽ được Tòa chấp nhận. Nhưng kết quả thì ngược lại?

Rất mong các kiến nghị của luật sư cũng như các thông tin bài viết đề cập sớm được làm rõ.

Cùng chuyên mục

Bí mật bên trong ổ “dùng người Việt lừa người Việt” tại Campuchia
Các ông chủ người Trung Quốc thuê những toà nhà trong khu đô thị thu nhỏ giữa rừng ở Campuchia, sát biên giới Thái Lan làm căn cứ. Dưới trướng có nhiều người Việt quản lý, tiến hành tuyển lao động phổ thông đưa sang Campuchia, lừa gia nhập đường dây lừa đảo công nghệ cao mà thị trường hướng đến là cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, nhất là các quốc gia có đồng tiền giá trị cao như Mỹ, Úc, Canada….
Ngày mai, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu tòa
Sáng mai (22/7), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

Tin mới