Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/01/2020 04:11 (GMT+7)

Xung quanh việc cưỡng chế trại gà ở xã Tiên Phương, Chương Mỹ (14)

Gia đình có trại gà bị cưỡng chế ở xã Tiên Phương, Chương Mỹ lại tiếp tục gửi đơn về việc Chủ tịch xã có dấu hiệu tẩu tán tài sản không thuộc diện cưỡng chế của gia đình...

Không đồng ý với cách giải quyết của chính quyền địa phương, vợ chồng ông bà Vũ Huy Cường, Nguyễn Thị Tâm, công dân sinh sống tại Đội 7, thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội tiếp tục gửi Đơn trình bày với Tòa soạn báo Kinh doanh và Pháp luật để đề nghị làm rõ về việc Chủ tịch UBND xã Tiên Phương đã có dấu hiệu cố tình tẩu tán tài sản không thuộc diện cưỡng chế của gia đình bà liên quan đến việc UBND xã này đã tổ chức cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất đối với ông bà Cường, Tâm trước đó.

Biên bản thống kê tài sản không có sự chứng kiến của ông Cường, bà Tâm.

Trong đơn, bà Tâm (vợ ông Cường) cho rằng ngay sau khi sự việc xảy ra, bà đã có Đơn tố cáo toàn bộ sự việc gửi đến UBND huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên UBND huyện đã không xem xét đến sự việc được tố cáo để làm rõ và giải quyết, mà chỉ đưa ra những vấn đề để cáo buộc vi phạm đối với gia đình bà. Như vậy là không công tâm. Bà Tâm cho biết: “Sẽ tiếp tục tố cáo hành vi cố tình tẩu tán tài sản không thuộc diện bị cưỡng chế của gia đình bà đối với ông Tống Văn Thái – Chủ tịch UBND xã Tiên Phương nếu như UBND huyện Chương Mỹ không xem xét, giải quyết minh bạch”.

Liệu Chủ tịch UBND xã Tiên Phương có vi phạm quy định về Tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với người dân?

Với trách nhiệm người làm báo và cũng để làm rõ những vấn đề bà Tâm trình bày trong Đơn gửi báo, ngày 16/12/2019 phóng viên đã làm việc với UBND xã Tiên Phương và được cán bộ Tư pháp UBND xã cung cấp những văn bản liên quan đến việc tổ chức cưỡng chế quyền sử dụng đất đối với thửa đất được cho là bị xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, tại các Biên bản làm việc ngày 19 và 23/10 (tức là trước 01 ngày khu đất trang trại chăn nuôi gà đẻ của ông bà Cường, Tâm bị UBND xã xử lý cưỡng chế), có sự tham gia của lực lượng cán bộ, công chức và chính quyền xã Tiên Phương về nội dung liên quan đến việc cưỡng chế công trình xây dựng, di chuyển vật nuôi ra khỏi khu vực đất vi phạm.

Nội dung các biên bản, bà Tâm đều nêu lên quan điểm của gia đình là: “Gia đình muốn chờ kết quả giải quyết theo Quyết định số 4784 của UBND thành phố Hà Nội ngày 10/09/2018; Nếu UBND xã Tiên Phương vẫn thực hiện cưỡng chế vào ngày 24/10/2019 thì phải có bộ phận kiểm kê tài sản cùng gia đình trước khi cưỡng chế; Gia đình luôn tuân thủ pháp luật và không có hành vi cản trở việc thực thi pháp luật của chính quyền địa phương”.

Ý kiến này của bà Tâm đều được thể hiện rõ, vậy nhưng không biết vì sao mà khi lực lượng tổ chức cưỡng chế thi hành công vụ lại không cùng phối hợp với gia đình bà Tâm trong việc kiểm kê tài sản không thuộc diện bị cưỡng chế của gia đình, khiến gia đình bà Tâm cho rằng số lượng tài sản của gia đình bà có dấu hiệu bị lực lượng tổ chức cưỡng chế tẩu tán, gây thiệt hại nghiêm trọng. Thậm chí ngay trong khi diễn ra việc cưỡng chế vào ngày 24/10/2019, bà Tâm yêu cầu được kiểm kê tài sản tại hiện trường nhưng không được chấp nhận, bà đã đến trụ sở tiếp công dân của xã để phản ảnh.

Phản ánh này của bà cũng được ghi nhận tại Biên bản làm việc lúc 10h00 ngày 24/10/2019, do ông Tống Bá Lương – Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiên Phương ,Tổ trưởng Tổ tiếp nhận đơn thư tiếp nhận, nhưng vẫn không được giải quyết. Từ việc làm việc, ghi nhận và lĩnh hội nguyện vọng của công dân xong chính quyền không thực hiện đúng với những nội dung làm việc khiến dư luận và chính gia đình bà Tâm cho rằng ông Chủ tịch UBND xã Tiên Phương đang lạm dụng chức quyền để áp chế người dân và cố tình làm sai quy định của pháp luật (?).

Có căn cứ thể hiện dấu hiệu lạm quyền và xâm phạm tài sản công dân của Chủ tịch UBND xã Tiên Phương thì sẽ xử lý ra sao?

Căn cứ theo những văn bản mà phóng viên được cán bộ Tư pháp xã Tiên Phương cung cấp thì ngày 24/10/2019, UBND xã Tiên Phương cũng đã tiến hành lập một Biên bản thống kê tài sản trong ngày đầu cơ quan này tiến hành cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính về đất đối với hộ gia đình ông bà Cường, Tâm. Trong Biên bản thống kê này có ông Tống Văn Thái – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã đứng đầu cùng sự tham gia của rất nhiều thành phần thuộc lực lượng tổ chức cưỡng chế, duy chỉ có chủ tài sản là ông bà Cường, Tâm thì lại không hề được tham dự mặc dù trước và ngay khi tổ chức cưỡng chế họ luôn yêu cầu được có mặt.

Các tài sản được thống kê trong biên bản, ngoài các vật dụng, thức ăn dùng để chăn nuôi ra thì số lượng gà đẻ chiếm phần lớn tổng giá trị tài sản. Tuy nhiên, tài sản vật nuôi này lại chỉ được thống kê rất chung chung, thiếu cụ thể về số lượng, trọng lượng và cả tình trạng vật nuôi. Cụ thể như trong phần thống kê tài sản tại trang 4 của Biên bản có ghi: “Tổng số gà ở trại thứ nhất đã được lực lượng cưỡng chế di chuyển toàn bộ sang trại nhà bà Nguyễn Thị Bảy gồm 5.670 con gà, di chuyển bằng 06 đợt: Đợt 1 có 98 lồng, mỗi lồng 10 con, tổng cộng 980 con; Đợt 2 có 93 lồng, mỗi lồng 10 con, tổng cộng 930 con; …; Tổng số gà ở trại thứ hai đã được lực lượng cưỡng chế di chuyển toàn bộ sang nhà bà Nguyễn Thị Bảy vào ngày 25/10/2019 gồm 4.537 con gà đẻ, di chuyển bằng 05 lần… Như vậy, tổng số gà của 02 trại trước khi chuyển đi là 10.207 con gà đẻ trong tình trạng còn sống; 348 khay trứng, mỗi khay 70 quả là 10.440 quả trứng”.

Sau 03 ngày kể từ ngày cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất đối với gia đình ông bà Cường, Tâm. Ông Tống Văn Thái đã dùng quyền Chủ tịch UBND xã của mình để ban hành một Quyết định để thành lập Hội đồng định giá để tổ chức bán đầu giá tài sản không thuộc diện bị cưỡng chế mà xã này thu được trong quá trình xử lý cưỡng chế vi phạm.

Quyết định về việc ban hành Quy chế cuộc đấu giá đàn gà để của ông Vũ Huy Cường.

Mà theo Điều 38, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch UBND cấp xã như sau: “a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5 triệu đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại khoản b khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 28 của Luật này”.

Nhiều tài sản cố định trong trại gà trị giá hàng tỷ đồng bị phá hủy.

Như vậy, chiểu theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chủ tịch UBND xã Tiên Phương chỉ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chứ không hề có quyền định đoạt tài sản của người dân. Vậy căn cứ vào đâu để ông Chủ tịch này có thể ban hành Quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với tài sản của người dân, trong khi việc bảo quản, trông giữ tài sản không thuộc diện bị cưỡng chế của người dân là trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã và tổ chức cưỡng chế (căn cứ theo Điều 34, Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)? Trong trường hợp này, hình như ông Thái đang coi những tài sản không thuộc diện bị cưỡng chế của gia đình ông Cường, bà Thu là những tài sản thuộc diện bị cưỡng chế kê biên được quy định tại Điều 18 đến Điều 27 của Luật này?

Không biết tổ chức, hay cá nhân nào đã tư vấn cho ông Thái áp dụng các quy định không phù hợp này bởi chiểu theo Điều 18 thì hộ gia đình ông Cường, bà Tâm không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản; Quyết định số 152/QĐ-CCXP ngày 26/07/2019 của UBND xã Tiên Phương đối với gia đình ông Cường, bà Tâm chỉ Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả chứ không đưa ra mức phạt vi phạm nào cả.

Nhiều tấn thức ăn chăn nuôi khi bị cưỡng chế nhưng không có thông báo cho gi đình ông Cường tới nhận hay đấu giá tài sản.

Hội đồng thẩm định giá cũng cho mời một số hộ đang chăn nuôi gà trên địa bàn đến để tham khảo giá trước khi trình Hội đồng phê duyệt (?!)

Nói về việc định giá tài sản không thuộc diện bị cưỡng chế của gia đình ông bà Cường, Tâm. Theo Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 do ông Tống Văn Thái ban hành đã Quyết định cho bà Nguyễn Thị Minh – Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là bà Lê Thị Hằng – Công chức Tài chính – Ngân sách xã, ông Nguyễn Đình Tiến – Cán bộ chăn nuôi thú y xã; Các ủy viên gồm 13 người là các công chức của xã. Hội đồng này có nhiệm vụ khảo giá để xác định giá khởi điểm trước khi đấu giá và trình UBND xã phê duyệt. Theo bà Châm – Cán bộ Tư pháp xã cho biết: “Hội đồng thẩm định giá cũng cho mời một số hộ đang chăn nuôi gà trên địa bàn đến để tham khảo giá trước khi trình Hội đồng phê duyệt”. Như vậy với hàng chục con người không có chuyên môn về thẩm định, tự cho mình có quyền định đoạt tài sản của người khác như vậy thì có đáng lên án hay không?

Thông báo đấu giá tài sản.

Một điều hết sức vô lý mà cũng có thể là chiêu trò để “tẩu tán” tài sản của gia đình ông Cường, bà Tâm. Đó là 10.207 con gà (theo ghi nhận tại Biên bản thống kê do lực lượng tổ chức cưỡng chế xã Tiên Phương lập ngày 24/10/2019) thu được nhưng lại được định giá và bán ra chỉ có 9.930 con. Vậy gần 300 con gà thiếu hụt đi đâu? Tổ chức cưỡng chế sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào trước sự thiếu hụt tài sản này?

Chưa kể đến việc giá của vật nuôi bị “dìm” xuống mức thấp do những người không có chuyên môn về định giá tự ý định đoạt, bất tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Trong biên bản họp Hội đồng định giá diễn ra hồi 17h15p ngày 28/10/2019, bà Minh – Chủ tịch Hội đồng đã ghi nhận ý kiến của 04 đại diện hộ kinh doanh, mua bán gà chăn nuôi tại địa phương.

Các hộ này cho rằng: “Giá đối với gà non là 36.000 đồng/ kg, gà già là 40.000 đồng/ kg; mức giá đối với gà đạt từ 1,5 kg đến 1,7kg là 38.000 đồng/ kg. Số gà thu được thực tế đạt bình quân 1,4kg/con nên trả giá 30.000 đồng/kg”. Vậy thì với cách thống kê kiểu đếm vo của tổ chức cưỡng chế thì căn cứ vào đâu để biết được đàn gà đẻ thu giữ được là non hay già? Căn cứ vào đâu để khẳng định cân nặng thực tế của một con gà chỉ có 1,4kg mà áp giá?

Những câu hỏi này của phóng viên làm cho bà Châm – Cán bộ Tư pháp xã Tiên Phương trở nên lúng túng không trả lời được, còn UBND xã Tiên Phương và đặc biệt là ông Tống Văn Thái thì im lặng. Có lẽ ông Thái cũng đang không biết lý giải ra sao về những vấn đề nêu trên bởi nếu như phân tích ở trên thì ông đang thực thi công vụ có đúng theo các quy định được Nhà nước ban hành đâu?!

Việc xử lý cưỡng chế vi phạm về sử dụng đất đối với hộ gia đình ông bà Cường, Tâm là không sai. Tuy nhiên nếu lãnh đạo xã và huyện biết lo nghĩ cho người dân thì ắt sẽ có sự sắp xếp thấu tình, đạt lý bởi lẽ việc họ sử dụng đất trong một thời gian đã rất dài và chủ trương khuyến khích phát triển hộ chăn nuôi là chủ trương chung của Nhà nước. Còn về việc xử lý tài sản không thuộc diện cưỡng chế có liên quan, chiểu theo các quy định của pháp luật thì rõ ràng tổ chức cưỡng chế đã có nhiều dấu hiệu lạm quyền gây thiệt hại về kinh tế của người dân.

Đàn gà đẻ trứng của gia đình ông Cường.

Chúng tôi kính chuyển bài báo này đến Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Thanh tra thành phố Hà Nội, Cơ quan CSĐT trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ Công an Hà Nội xem xét theo thẩm quyền để giải quyết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người có tài sản nêu trên và kiên quyết xử lý những vi phạm nếu có.

Báo sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm hiểu thông tin vụ việc và phản ánh trong những kỳ tiếp theo.

Cùng chuyên mục

Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…
Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định: Cần xử lí nghiêm hành vi quan hệ bất chính của Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình
Bà Ngô Thị Đào, 74 tuổi, ở thôn Thiên Bình, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng tố cáo: Ông Bùi Văn Đạt, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình đã có vợ con nhưng có hành vi quan hệ bất chính với con dâu bà là chị Lưu Thị T, đảng viên, công chức Văn phòng HĐND và UBND xã Nghĩa Bình...
Đại Hiệp - Đại Lộc - Quảng Nam: Một hộ dân không được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất vì sai sót của UBND xã?
Vừa qua tòa soạn nhận được phản ảnh của đại diện hộ gia đình ông Nguyễn Đình Tiến ở tại thôn Tích Phú, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam phản ảnh việc hộ ông bị ảnh hưởng và thiệt hại do không được cấp sổ đỏ vì sai sót trong quá trình cập nhật sổ địa chính từ năm 1998 của xã Đại Hiệp . Được biết thửa đất của gia đình ông đã làm nhà ở và sử dụng ổn định , không có tranh chấp từ năm 1995 cho đến nay. Thửa đất có số thửa 723 tờ bản đồ số 2 diện tích 920 m2.
Nha khoa Miley Luxury đối mặt với các cáo buộc về việc cấy ghép Implant răng không được chứng nhận
Khách hàng được Nha khoa Miley Luxury tư vấn nhổ cùng lúc 20 chiếc răng và trồng 12 trụ Implant nhãn hiệu Alphadent của Đức nhưng khi yêu cầu cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan thì lại “bỏ ngõ”. Nghi ngờ các trụ Implant do phòng khám sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ nên người nhà bệnh nhân đã làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng.

Tin mới

Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
Liên quan đến kết quả thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều ngày 09/5, Bộ này khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Bộ Y tế thu hồi một lô thuốc điều trị ung thư nhập khẩu
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 1310/QLD-CL gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty TNHH dược phẩm và hóa chất Nam Linh (địa chỉ tại: 915/27/12 đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh) về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3.
Google đối mặt với vụ kiện 17 tỷ USD về quảng cáo tại Anh
Công ty mẹ Alphabet của Google đã hối thúc một tòa án ở London bác bỏ vụ kiện tập thể cáo buộc công ty này lợi dụng vị thế thống trị của mình trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mới nhất nhằm vào các hoạt động kinh doanh của “gã khổng lồ” trong mảng tìm kiếm này.