Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/12/2020 06:56 (GMT+7)

Bác sĩ nói về căn bệnh đột quỵ: Tỷ lệ tử vong cao, thời gian cấp cứu là cơ hội vàng để cứu sống

Với người bệnh đột quỵ, thời gian là vàng. Nếu không cấp cứu kịp thời, đến viện muộn, họ đã mất đi "cơ hội vàng" để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Chiều 9/12, thông tin danh hài Chí Tài đột ngột qua đời khiến nghệ sĩ, bạn bè vô cùng bàng hoàng. Được biết, bước đầu xác định nguyên nhân cố nghệ sĩ qua đời là do đột quỵ.

PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây nên tắc nghẽn động mạch. Chỉ cần vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi, cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển. 

Theo bác sĩ Tôn, hiện đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn 230.000 ca đột quỵ, hơn 50% trong số này tử vong. 90% bệnh nhân đột quỵ được cứu sống, để lại các biến chứng như liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức; trầm cảm hay rối loạn cảm xúc; rối loạn tiểu tiện.

PGS.TS Mai Duy Tôn cho rằng, với người bệnh đột quỵ, thời gian là vàng. Nếu không cấp cứu kịp thời, đến viện muộn, họ đã mất đi "cơ hội vàng" để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo đó, giờ vàng điều trị đột quỵ khoảng từ 3-6 giờ kể từ khi phát hiện bị đột quỵ. Nếu được đưa đến viện sớm hơn thì càng có giá trị trong điều trị.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ tại trung tâm (Ảnh: BVCC).

Đột quỵ thường hay xảy ra với người cao tuổi là do cơ thể thích ứng chậm với thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt nếu trường hợp mắc các bệnh mãn tính khác như tăng huyết áp sẽ khiến thành mạch máu bị thoái hóa, ảnh hưởng đến tuần hoàn và càng dễ bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ cũng đang có xu hướng gia tăng. 

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường do mắc tăng huyết áp (chiếm 80% các ca đột quỵ), tiểu đường, loạn nhịp tim, béo phì, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ… Đặc biệt, người đã đột quỵ lần một rất dễ bị tái phát với tỷ lệ lên tới 15-18% trong tuần đầu hoặc năm đầu tiên. Do đó những bệnh nhân đã bị đột quỵ cần phải có biện pháp dự phòng.

Nhận biết bệnh nhân đột quỵ chỉ trong vòng 1 phút

PGS.TS Mai Duy Tôn cho biết, chỉ cần thời gian khoảng 1 phút là có thể nhận biết được các dấu hiệu bệnh nhân mắc đột quỵ bằng việc áp dụng quy tắc F-A-S-T. Cụ thể:

- F (Face): Kiểm tra miệng bệnh nhân xem có bị méo không, có thể yêu cầu huýt sáo, nhe răng.

- A (Arm): Giơ 1 tay hoặc 2 tay lên hoặc giơ chân, nếu bệnh nhân không có khả năng hoặc tay, chân rơi xuống nhanh bất thường.

- S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân nói những cụm từ đơn giản, nếu giọng méo, nói không trôi chảy là dấu hiệu bất thường.

- T (Time): Nếu có các dấu hiệu trên thì cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Sơ cứu cho người mắc bệnh đột quỵ thế nào?

Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ cần:

- Cho bệnh nhân nằm cao đầu.

- Nếu bệnh nhân có nôn, rối loạn ý thức, cần cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên, tránh sặc chất nôn vào miệng họng.

- Không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ loại thuốc gì, kể cả uống nước lọc.

- Cố gắng đảm bảo thông thoáng đường thở cho bệnh nhân bằng cách tháo răng giả (nếu có), lau sạch chất nôn, đờm dãi, nới rộng vùng trên ngực để bệnh nhân thông thoáng đường hô hấp.

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Không thực hiện các phương pháp như xoa bóp, bấm huyết, chích nặn máu...

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?