Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 18/04/2022 08:05 (GMT+7)

Bị can Nguyễn Phương Hằng có 02 quốc tịch ảnh hưởng thế nào đến quy trình tố tụng?

Luật sư cho biết, theo khoản 1, Điều 5, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định: "Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Theo đó, căn cứ quy định này, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt chủ thể thực hiện tội phạm là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hay người nhiều quốc tịch hoặc người không có quốc tịch.

tm-img-alt
Bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam tại Bình Dương).

Việc bị can Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam tại Bình Dương) có 02 quốc tịch: Việt Nam và Cộng hòa Cyprus thu hút không ít sự chú ý từ dư luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra, trong đó có việc bị can Hằng mang 02 quốc tịch thì có ảnh hưởng gì đến quy trình tố tụng hay kết quả điều tra vụ án hay không?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, PGĐ Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, tại khoản 1, Điều 5 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định: “Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo đó, căn cứ quy định này, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt chủ thể thực hiện tội phạm là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, hay người nhiều quốc tịch hoặc người không có quốc tịch.

Đồng thời, Luật sư cũng cho biết, tại khoản 2, Điều 5, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng quy định: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó, trong trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

Tuy nhiên, bà Phương Hằng không thuộc trường hợp các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Do đó, việc bà Phương Hằng mang 02 quốc tịch (Việt Nam và Cộng hòa Cyprus) sẽ không ảnh hưởng gì đến các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đối với bà Phương Hằng. Bởi vì, trước hết bà Phương Hằng vẫn là công dân Việt Nam, hành vi có dấu hiệu của tội phạm (đang bị điều tra và xử lý) của bà Phương Hằng đã được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Do đó, các Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn sẽ thực hiện các thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Phương Hằng bình thường, theo đúng các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án, nếu Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Cộng hòa Cyprus muốn tiếp xúc lãnh sự đối với bà Phương Hằng thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 22, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015; Điều 13, Nghị định số 120/2017/NĐ-CP của Chính phủ) và các Điều ước quốc tế có liên quan.

Ngoài ra, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Phương Hằng sẽ không có sự khác biệt hoặc ngoại lệ nào khác.

Liên quan đến vụ việc, trước đó bà Nguyễn Phương Hằng đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam 03 tháng để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trong quá trình điều tra, Công an TP. Hồ Chí Minh đã xác định có nhiều người giúp sức, hỗ trợ bị can Nguyễn Phương Hằng trong việc lên kịch bản, chuẩn bị nội dung, quản trị 12 kênh mạng xã hội, chuẩn bị trang thiết bị kỹ thuật… cho bị can này trong các lần livestream không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm đời tư nhiều cá nhân.

Đến nay, Cơ quan CSĐT vẫn đang tiếp tục lấy lời khai, điều tra mở rộng để xem xét có hay không vai trò đồng phạm của một số cá nhân, và chủ kênh YouTube.

Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh cũng đang xác minh, làm rõ hành vi “Vu khống”, “Làm nhục người khác” của bị can Nguyễn Phương Hằng theo đơn tố cáo của bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni).

Cùng chuyên mục

Quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
Công dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát, phản ánh và yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc thực hiện quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định tại Điều 231 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025).
Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc ghi biển số xe không?
Thời gian gần đây, bắt đầu xuất hiện các thông tin liên quan đến việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe không?
Thận trọng với “bẫy” lừa đảo qua hình thức góp vốn, đầu tư
Gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận được nhiều đơn thư của người cao tuổi phản ánh về việc thực hiện “Hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư” với các cá nhân và tổ chức, nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, đầu tư nên có nguy cơ rủi ro cao, không thu hồi được tiền đầu tư. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng hình thức góp vốn kinh doanh đầu tư này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội: Vô tư nhưng cũng cần thận trọng
Theo Luật sư, việc đăng tải hình ảnh giữa giáo viên và các em học sinh là một hình ảnh đẹp và có thể là kỷ niệm giữa thầy cô đối với các em. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác trước các trường hợp tội phạm công nghệ cao lợi dụng hình ảnh của thầy cô và các em nhằm mục đích xấu, dẫn đến hệ lụy vô cùng khó lường, điển hình là các vụ việc với thủ đoạn lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao đã được lực lượng chức năng cảnh báo gần đây.
Phạt tiền và khóa bánh xe tại các khu đô thị: Đúng hay sai?
Thời gian gần đây, mâu thuẫn, xung đột giữa lực lượng bảo vệ Khu chung cư/Khu đô thị mới với cư dân, lái xe taxi và khách đến về việc dừng đỗ xe không còn là chuyện hiếm, thậm chí đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều Khu chung cư/Khu đô thị mới hiện nay bởi còn những quan điểm khác nhau về thẩm quyền của lực lượng bảo vệ cũng như quyền dừng đỗ xe của những người lái xe trong các Khu chung cư/Khu đô thị này.

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.