Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 loại mỹ phẩm được sản xuất tại Pháp do hai công ty chịu trách nhiệm đưa ra thị trường không trung thực về tài liệu giấy ủy quyền trong hồ sơ công bố sản phẩm.
Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo loại loại bánh này có thể gây suy hô hấp tạm thời và có thể khiến cho người dùng lâm vào trạng thái mê man. Đây là một dạng có chứa chất ma túy thuộc danh mục cấm, mới xuất hiện ở Việt Nam.
Qua kiểm nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn do cơ sở Đông nam dược Thái Sơn, địa chỉ ở 399 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) sản xuất là thuốc giả.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Thời gian qua, các đối tượng buôn lậu thường sử dụng thủ đoạn bán hàng không có hóa đơn, chứng từ; hoặc sử dụng các hóa đơn, chứng từ xoay vòng cùng các phương thức vận chuyển tinh vi để né tránh lực lượng chức năng.
Cục Quản lý Dược vừa có Công văn số 12290/QLD-CL về việc thông báo thu hồi thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD-33386-19 và thuốc bột pha tiêm Greaxim, VD-18235-13.
Bộ Công thương vừa có văn bản yêu cầu Công ty CP Thực phẩm Á Châu báo cáo về sản phẩm mì ăn liền tôm chua thương hiệu Gấu đỏ bị phía Đài Loan (Trung Quốc) phát hiện hàm lượng Etylen oxit không phù hợp với tiêu chuẩn.
Vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) liên tiếp phát đi các cảnh báo liên quan đến những chiêu thức mới để ngụy trang ma túy.
Công an quận 10, Công an quận 12, quận Tân Phú tại TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác tiếp tục phát đi cảnh báo nguy hiểm về các loại ma túy trộn trong đồ uống và thực phẩm.
Mới đây, Bộ Công thương đã có văn bản gửi Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị có ý kiến để Liên minh Châu Âu (EU) từng bước gỡ bỏ việc kiểm soát ethylene oxide (EO) trong mỳ ăn liền.
Tập đoàn Unilever vừa thu hồi nhiều sản phẩm dầu gội khô dạng xịt như Dove, Nexxus, Suave, TIGI và TRESemmé vì có khả năng chứa benzen, một hóa chất có thể gây ung thư.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát đi cảnh báo về hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Đại Tràng Bảo Long, Thanh Phế Bảo Long, Bảo Long Vixoa, Trà Lợi sữa Bảo Long quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được báo cáo của Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Ninh về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên Poria super model.
Ngày 6/10, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội thông tin về việc đơn vị vừa phát hiện một cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh có dấu hiệu trái phép, giả mạo số lượng lớn.