Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Trình tự, thủ tục chuyển từ đất vườn sang đất ở
Chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở là nhu cầu phổ biến của người dân. Theo đó, UBND cấp huyện quyết định cho phép mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân nếu thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng thuộc khu vực có thể được chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt.
Hành vi dàn dựng hình ảnh, video đưa lên MXH bôi xấu người khác bị xử lý như thế nào?
Hành vi cắt ghép hình ảnh, quay, dựng video nhạy cảm của người khác lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc và mức độ vi phạm cũng như hậu quả xảy ra mà đối tượng thực hiện hành vi này bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm dân sự, nặng hơn có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
‘Án oan sai’ – Hiểu sao cho đúng?
Trên thực tế, chúng ta thường hay nghe cụm từ “án oan sai” khi nói về các vụ án hình sự gây rúng động trong dư luận xã hội. Trong đó, các bị cáo bị tuyên ở mức án cao nhất nhưng sau đó được minh oan. Theo tôi, việc đồng nhất hai loại “án oan” và “án sai” là một là chưa chính xác bởi lẽ án oan và án sai là hai việc khác nhau.
Quyền lợi của người tham gia BHYT 5 năm liên tục
Người bệnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Người dùng Facebook cần lưu ý mức phạt vi phạm mới được áp dụng từ 15/4/2020
Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/4/2020. Theo đó, với hàng loạt mức phạt vi phạm mới trên mạng xã hội được áp dụng. Mức phạt tiền cao nhất lên tới 30 triệu đồng.
Có thể khởi kiện người đã truyền nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho mình hay không?
Việc bệnh nghi nhiễm Covid-19 do cố tình không thực hiện hoặc không tuân thủ quy định về cách ly khiến cho tôi và rất nhiều người dân xung quanh bị cách ly. Việc cách ly này ảnh hưởng rất lớn đến các quyền, cũng như gây thiệt hại về kinh tế đối với tôi. Bên cạnh đó, việc làm này gây nguy cơ lớn về mắc bệnh Covid-19, nguy hiểm đến tính mạng của tôi. Vậy, trong trường hợp này tôi có quyền khởi kiện bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 này không. Quyền lợi và những thiệt hại của tôi trong thời gian bị cách ly sẽ được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Bạn đọc N. H. (Hà Nội).
Có được đưa hình ảnh, thông tin bệnh nhân nhiễm Covid-19 lên mạng?
Pháp luật quy định việc sử dụng hình ảnh nếu vi phạm quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2105 thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng cướp ô tô, đánh CSGT, trốn cách ly dịch Covid-19 đối diện nhiều tội danh
Hành vi của Tùng là rất manh động, liều lĩnh, coi thường pháp luật và coi thường sức khỏe, tính mạng người khác. Với một chuỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội như vậy thì đối tượng có nguy cơ đối diện với nhiều tội danh, đã thỏa mãn cấu thành tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội.
Kỳ thị, xúc phạm người thực hiện cách ly vì Covid-19: Có thể bị phạt và bồi thường thiệt hại
Nếu ai đó kỳ thị, xúc phạm người thực hiện cách ly y tế, người nhiễm Covid-19 thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại cho người bị kỳ thị, xúc phạm. Đây là chia sẻ của Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh.