Khi đang đánh răng sau nhà bếp, cậu bé ở Long An bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Vết thương rắn cắn chảy máu nhiều và sưng tấy nghiêm trọng, nạn nhân phải truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu.
Theo báo cáo công tác y tế dịp Tết Giáp Thìn, từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết Giáp Thìn (tức ngày 8/2- 14/2) của Bộ Y tế gửi Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân.
Tóc bạc là tình trạng lão hóa tự nhiên của con người, thường xảy ra khi chúng ta bước vào độ tuổi trung niên từ 40 trở đi. Tuy nhiên nhiều trường hợp bị tóc bạc sớm từ khi còn rất trẻ.
Ngày mùng 2 Tết, T.M.T (15 tuổi, ở Nghệ An) đi chơi, nhặt được quả pháo tự chế ngoài đường mang về đốt. Vừa châm lửa quả pháo đã bất ngờ phát nổ ngay khiến thiếu niên ngất xỉu tại chỗ, được người nhà đưa đi cấp cứu.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho hay các bác sĩ ở đây vừa nội soi lấy ra một cái kèn kích thước 0,5x2cm nằm trong phế quản trung gian bên phải của một bé trai 9 tuổi.
Tối mùng 3, nam thanh niên 30 tuổi từ TP.HCM về quê chơi Tết đi họp lớp và gặp tai nạn. Anh vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, nồng độ cồn trong máu rất cao.
Số liệu tổng hợp từ báo cáo của Bộ Y tế từ ngày 8/2 đến sáng 13/2 cho thấy, các cơ sở đã tiếp nhận 321.219 lượt người bệnh đến khám, cấp cứu, tăng 30,2% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.
Theo Bộ Y tế, sau 4 ngày nghỉ (từ 7h ngày 29 Tết đến 7h ngày mùng 3 Tết), số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm gần 13%, số cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng 36%, một trường hợp tử vong.
Bộ Y tế cho biết, tính đến 12 giờ ngày 11/2 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc là 92.742 bệnh nhân.
Mùng 1 Tết (tức ngày 10/2), cả nước có 280 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa (163 trường hợp phải nhập viện điều trị), không có trường hợp tử vong.
Thuật ngữ "hội chứng COVID kéo dài" thường được dùng để miêu tả các triệu chứng tồn tại nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí vài năm, sau khi người nhiễm virus SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh.
Ngày 7/2, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, đơn vị vừa cấp cứu cho một bé trai 2 tuổi, trú tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An do nuốt phải đinh ghim.
Sáng nay 8/2, Thiếu tá Nguyễn Phúc Trường - Chính trị viên Đồn Biên phòng Ga Ry (Tây Giang) cho biết, quân y đơn vị vừa cấp cứu thành công một phụ nữ Cơ Tu tại địa phương bị ngộ độc do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân nữ 31 tuổi vào viện trong tình trạng đau bụng, người mệt lả, huyết áp tụt, da xanh, niêm mạc nhợt. Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân nhanh chóng được các bác sĩ chẩn đoán thai ngoài tử cung, có dấu hiệu sốc, trụy mạch do chảy máu trong ổ bụng.