Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 25/03/2024 14:22 (GMT+7)

Các loại thuốc, dược chất có thể bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực

Bộ Y tế đang dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.

Các loại thuốc, dược chất có thể bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực
Ảnh minh họa.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực gồm 75 dược chất/thuốc chứa dược chất gồm:

1. 19 Nor-testosteron (tên gọi khác là Nandrolon); 2. Amifloxacin; 3. Aristolochia; 4. Azathioprin; 5. Balofloxacin; 6. Benznidazol; 7. Besifloxacin; 8. Bleomycin; 9. Carbuterol; 10. Cloramphenicol (Chloramphenicol); 11. Clorotrianisen (Chlorotrianisene); 12. Clorpromazin (Chlorpromazine); 13. Ciprofloxacin; 14. Clenbuterol; 15. Clomifen; 16. Colchicin; 17. Cysteamin; 18. Dalbavancin; 19. Dapson; 20. Delafloxacin; 21. Dienestrol; 22. Diethylstilbestrol (DES); 23. Enoxacin; 24. Fenoterol; 25. Fexinidazol; 26. Fleroxacin; 27. Furazidin; 28. Furazolidon; 29. Garenoxacin; 30. Gatifloxacin; 31. Gemifloxacin; 32. Hợp chất Cadmi (Hợp chất Cadmium); 33. Isoxsuprin; 34. Bacitracin Zn (Kẽm bacitracin); 35. Levofloxacin; 36. Lindan (BHC); 37. Lomefloxacin; 38. Methyltestosteron; 39. Metronidazol; 40. Moxifloxacin; 41. Nadifloxacin; 42. Nifuratel; 43. Nifuroxim; 44. Nifurtimox; 45. Nifurtoinol; 46. Nimorazol; 47. Nitrofurantoin; 48. Nitrofurazon; 49. Norfloxacin; 50. Norvancomycin; 51. Ofloxacin; 52. Oritavancin; 53. Ornidazol; 54. Ospemifen; 55. Pazufloxacin; 56. Pefloxacin; 57. Prulifloxacin; 58. Raloxifen; 59. Ramoplanin; 60. Rufloxacin; 61. Salbutamol; 62. Selen (Selenium); 63. Secnidazol; 64. Sitafloxacin; 65. Sparfloxacin; 66. Tamoxifen; 67. Teicoplanin; 68. Terbutalin; 69. Tinidazol; 70. Tím gentian (Tím tinh thể, Gentian Violet); 71. Thủy ngân (Mercury); 72. Toremifen; 73. Tosufloxacin; 74. Trovafloxacin; 75. Vancomycin.

Nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực

Bên cạnh đó, tại dự thảo Thông tư đề xuất nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực như sau: Các thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực được lựa chọn theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược được sửa đổi tại điểm b khoản 15 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.

Ngoài ra, dự thảo Thông tư còn quy định tiêu chí lựa chọn thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực. Cụ thể:

1. Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện hành được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được công bố tại Việt Nam;

2. Dược điển Việt Nam hiện hành hoặc một trong các dược điển tham chiếu hiện hành sau đây: Dược điển Châu Âu, Anh, Hoa Kỳ, Quốc tế, Nhật Bản;

3. Danh mục thuốc thiết yếu hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới;

4. Hệ thống phân loại thuốc theo hệ thống giải phẫu . điều trị . hoá học (hệ thống phân loại theo mã ATC) hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Phát hiện virus H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.