Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 28/07/2024 15:18 (GMT+7)

Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ

Sau 1 năm rưỡi tiến hành tu bổ, di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) - biểu tượng của Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã hoàn thành các hạng mục chính, chuẩn bị khánh thành phục vụ khách tham quan.

Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 1.
Những ngày này, du khách khi tham quan du lịch phố cổ Hội An thì thấy hình dáng Chùa Cầu (biểu tượng của Hội An) lộ diện sau khi cơ quan chức năng đã tiến hành tháo dỡ toàn bộ nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 2.
Di tích Chùa Cầu dường như "khoác áo mới" sau thời gian dài tu bổ. Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do UBND Thành phố Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý dự án.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 3.
Dự án được khởi công vào ngày 28/12/2022, có tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Quảng Nam 50% và UBND Thành phố Hội An 50%.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 4.
Quy mô của dự án gồm: Xây dựng nhà bao che phục vụ thi công tu bổ và bảo quản di tích; đảm bảo giao thông dân sinh và phục vụ khách tham quan trong quá trình tu bổ; Tu bổ Chùa Cầu, gồm: gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, hệ khung gỗ, hệ mái; cải tạo hệ thống điện, chống mối công trình; Số hóa di tích bằng công nghệ 3D phục vụ lưu trữ và công tác tu bổ; tổ chức hội thảo, tọa đàm, lập hồ sơ khoa học; Tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật bao gồm: điện chiếu sáng cảnh quan; chống sét; PCCC; mạng internet; hệ thống camera an ninh…
tm-img-alt
tm-img-alt

Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ hạng mục trùng tu gồm hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình...

Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 6.
Di tích Chùa Cầu là một thành phần quan trọng, có giá trị tiêu biểu trong khu phố cổ Hội An; do đó, việc tu bổ nhằm góp phần bảo tồn di tích, giữ gìn tối đa giá trị cốt lõi của di tích trong tổng thể chung của khu phố cổ Hội An và góp phần duy trì sự ổn định lâu dài, tăng độ bền vững, tuổi thọ cho di tích, tôn tạo cảnh quan, cải tạo môi trường tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao giá trị của di tích.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 7.
Khu vực bên trong di tích Chùa Cầu...
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 8.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 9.
Những ngày qua, các tốp thợ vẫn đang hối hả hoàn thiện những phần việc cuối cùng để chuẩn bị cho lễ khánh thành di tích.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 10.
Phía sau di tích Chùa Cầu.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 11.
Hiện hai lối vào bên trong di tích là phía đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai đang tạm đóng để đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục cuối cùng.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 12.
Khuôn viên xung quanh di tích cơ bản được dọn sạch sẽ, nhiều khách du lịch bắt đầu chụp ảnh kỷ niệm với Chùa Cầu.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 13.
Du khách quốc tế hào hứng check-in Chùa Cầu...
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 14.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 15.
Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Chiếc cầu dài 18 m với 7 gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 16.
Chùa Cầu có dáng uốn cong mềm mại và được chạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều” nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Trên cầu có ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó ngồi chầu. Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù - một loài thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Mỗi lần con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thủy quái, giữ cho cuộc sống yên bình. Chùa Cầu là di sản vô giá và đã được chọn làm biểu tượng của Hội An.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ - Ảnh 17.
Di tích Chùa Cầu dự kiến khánh thành vào ngày 3/8, trong chuỗi sự kiện "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản" lần thứ 20 năm 2024.

Cùng chuyên mục

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang do không đảm bảo an toàn
Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.

Tin mới

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo đặt phòng nghỉ dưỡng dịp Tết
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn dịch vụ đặt phòng nghỉ trên mạng. Nên lựa chọn những công ty du lịch lữ hành có đủ tư cách pháp nhân hoặc các trang đặt phòng, khách sạn uy tín. Đặc biệt, không giao dịch với những cá nhân không rõ ràng về thông tin danh tính, địa chỉ.