Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 17/07/2020 02:16 (GMT+7)

Cần làm rõ ‘đất tặc’ từ bãi tập kết trái phép đi vào nhà máy Vissai

Sau thời gian khá dài, cơ quan chức năng chưa lên tiếng phản hồi về việc nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình có sử dụng nguồn đất bất hợp pháp để sản xuất hay không?

Như Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã phản ánh, lợi dụng việc nạo vét lòng hồ tại một số dự án ở xã Thạch Bình (huyện Nho Quan, Ninh Bình), công ty Thành Nam (xã Phú Sơn, huyện Nho Quan) vận chuyển đất (nghi quặng silic, sét) tập kết trái phép tại bãi đất bỏ hoang của công ty Xi măng Phú Sơn (Nho Quan). Sau đó, số đất này được vận chuyển vào nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình.

Xe BKS 35C - 078.31 đi ra từ bãi tập kết khoáng sản không phép.

Theo phản ánh của nhiều người dân sống gần Đường tỉnh 477 xã Lạc Vân (huyện Nho Quan) nơi giáp ranh với nhà máy Phú Sơn bỏ hoang, hàng ngày có nhiều xe chở đất dán logo Công ty Thành Nam vận chuyển đất vào khu vực bỏ hoang nhà máy xi măng Phú Sơn.

Đồng thời, có nhiều xe tải cỡ lớn (howo- PV) chuyên chở đất từ khu vực này đi ra, việc vận chuyển diễn ra cả ngày đến 12h đêm, tình trạng ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn khiến người dân bức xúc.

Một người dân cho biết, các xe chở đất vào ra khu vực này gây bụi nhiều nên người dân phải dùng máy bơm và vòi nước tưới cho bụi giảm thiểu, và phía công ty phải trả tiền cho người dân.

Sau một thời gian ghi nhận, PV nhận thấy một số xe chở đất đi ra từ bãi khoáng sản không phép đi theo tuyến đường 477 theo chiều Nho Quan – Gia Viễn.

Điểm cuối cùng mà các xe này đến là cổng nhà máy Xi măng Vissai Ninh Bình (Lô C7 - KCN Gián Khẩu, Gia Viễn, Ninh Bình). Đoạn clip trên đã phần nào thể hiện và ghi nhận được hành trình di chuyển của xe BKS 35C- 078.31.

Theo một nguồn tin của PV cho biết, bãi tập kết đất trái phép ở nhà máy xi măng Phú Sơn gồm nhiều loại khoáng sản là nguyên liệu phụ trợ cho hoạt động sản xuất xi măng. Sau khi được xử lý (đánh tơi, phơi khô) số nguyên liệu này sẽ được bán lại cho một số công ty khác trên địa bàn huyện Gia Viễn (là đơn vị cung cấp cho một số nhà máy xi măng).

Di chuyển nhằm hướng Gia Viễn Ninh Bình trên ĐT 477.

Qua nhiều lần mua đi bán lại, số hàng hóa này sẽ từ không có nguồn gốc rõ ràng sẽ thành có nguồn gốc thông qua các hóa đơn mua đi bán lại. Với giá khoáng sản khoảng 70 nghìn đồng/tấn, trung bình một xe howo (chở khoảng 20 tấn), một ngày 1 đơn vị vận tải cung cấp cho nhà máy lên đến hai con số.

PV đã liên hệ nhiều lần với lãnh đạo sở TN&MT Ninh Bình để phán ánh thông tin, tuy nhiên không nhận được phản hồi.

Một cán bộ Văn phòng của Tập đoàn The Vissai làm việc với báo chí. Sau khi tiếp nhận thông tin về việc xe đất từ bãi tập kết trái phép ở Phú Sơn (Nho Quan) đi vào nhà máy Vissai Ninh Bình, vị này trao đổi sẽ cho kiểm tra và thông tin lại sau.

Tuy nhiên, hơn 1 tháng đã qua, vị này vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nội dung báo chí phản ánh mà chỉ nói chung chung “bên anh chắc chắn không sử dụng nguồn nguyên liệu bất hợp pháp?!”.

Điểm tập kết của xe BKS 35C 078.31 là phía trong nhà máy Vissai Ninh Bình.

Tuy nhiên, như những dẫn chứng và ghi nhận ở trên thì có cơ sở để nghi ngờ nguồn đất được đưa máy Vissai “có vấn đề”, và dư luận đặt nghi vấn nếu xi măng Vissai sử dụng, tiêu thụ đất của nhóm “đất tặc” để sản xuất xi măng liệu có thực sự đảm bảo chất lượng?.

Bên cạnh đó, việc sử dụng đất như thế này liệu có phải là một hình thức lách luật để “trốn” đóng thuế tài nguyên khoáng sản, gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước?.

Về vấn đề này, rất cần sự vào cuộc kiểm tra của Bộ TN&MT.

Không thể xử lý hành vi này vì quá tinh vi?

Theo chia sẻ của một số chuyên gia pháp lý, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, không quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc.

Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình cần vào cuộc làm rõ vấn đề này.

Mà các cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý hành vi mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép theo Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, sau này được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP với mức xử phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng nên không đủ sức răn đe so với nguồn lợi của việc làm bất hợp pháp mang lại.

Ngoài ra, Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định chỉ tịch thu phương tiện đối với hành vi khai thác khoáng sản từ 50m3 trở lên, không có quy định xử phạt đối với hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép, không phép, dẫn đến hạn chế tính răn đe đối với hành vi này.

Việc mua đi bán lại hàng hóa qua nhiều khâu, đầu mối để hợp thức hóa đầu vào cũng là một thủ đoạn không phải là mới hiện này trong hoạt động kinh doanh. Nếu các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình không có biện pháp xử lý kiên quyết thì sẽ không bao giờ xử lý được hành vi có tính chất tinh vi như thế này.

Cùng chuyên mục

Vụ tranh chấp thừa kế tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Diện tích 338m2 nằm trên thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là của cha ông để lại cho cụ Tô Văn Tích sử dụng khi cụ chưa lấy vợ là cụ Nguyễn Thị Lịnh. Năm 1947, cụ Lịnh chết, cụ Tích lấy vợ hai là cụ Lê Thị Dốn. Đến năm 1971, cụ Tích chết, năm 1997, cụ Dốn chết. Khi chết cụ Tích, cụ Lịnh và cụ Dốn không để lại di chúc.
Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.