Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 22/11/2022 15:00 (GMT+7)

Cấp cứu nữ bệnh nhân 19 tuổi nặng 160kg mắc sốt xuất huyết

Nữ bệnh nhân 19 tuổi nặng gần 160kg, nhập viện trong trong tình trạng sốt cao, lơ mơ, hôn mê, khó thở, tím môi, chỉ số SpO2 giảm về còn 75%.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, đầu tháng 10, khi thấy sốt đến ngày thứ 3 không giảm, cô gái 19 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong tình trạng sốt cao, lơ mơ, hôn mê, khó thở, tím môi, chỉ số SpO2 giảm về còn 75%. Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh mắc sốt xuất huyết kèm suy hô hấp và nhiễm khuẩn huyết tụ cầu.

Cấp cứu nữ bệnh nhân 19 tuổi nặng 160kg mắc sốt xuất huyết Ảnh 1
Sau 10 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân dần chuyển biến tích cực. (Ảnh: Vietnamnet).

Dù mới 19 tuổi nhưng nữ bệnh nhân nặng gần 160kg, mỗi khi nằm xuống, toàn bộ cơ thể gần phủ kín giường bệnh. Sau khi nhập viện, bệnh nhân tiếp tục sốt cao, thở khò khè, toan hô hấp nặng.

TS Trần Thị Oanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chia sẻ, thể trạng bệnh nhân quá béo, lớp mỡ dày làm hạn chế co giãn lồng ngực, hạn chế thông khí phổi, tăng sức cản trở đường thở làm đẩy nhanh tình trạng suy hô hấp.

1 năm trước, bệnh nhân từng bị viêm phổi, phải thở máy và điều trị kéo dài 3 tháng. Do đó với trường hợp này, nếu đặt ống nội khí quản thì tiên lượng cai thở máy, rút ống sẽ rất khó khăn. Sau khi cân nhắc, bệnh nhân được chỉ định thở oxy qua mặt nạ (mask) và điều trị bằng kháng sinh.

Cơ thể bệnh nhân đáp ứng tốt với kháng sinh và phác đồ điều trị, tiểu cầu được nâng dần lên. Sau 10 ngày được điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục theo dõi tại viện.

VietNamNet dẫn lời TS Trần Thị Oanh, người béo phì mắc sốt xuất huyết dễ dẫn đến biến chứng nặng. Đây là đối tượng thuộc nhóm miễn dịch kém hơn và thường đi kèm các bệnh nền khác như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường...

Bệnh nhân dễ bị bội nhiễm, khiến bệnh tiến triển nặng hơn như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận. Thời gian điều trị sẽ lâu, phức tạp hơn bình thường.

Bên cạnh đó, người béo phì khó có thể lấy ven hay thực hiện các kỹ thuật cấp cứu, hồi sức khác. Khó khăn nhất trong điều trị cho nhóm này là điều chỉnh lượng dịch truyền phù hợp với thể trạng.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới