Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 08/02/2023 21:40 (GMT+7)

Cô đồng xem bói 'đúng nhận sai cãi' xôn xao trên mạng xã hội có thể bị xử lý thế nào?

Người phụ nữ được cho là cô đồng, bổ cau xem bói “đúng nhận sai cãi” đang gây xôn xao mạng xã hội trong những ngày qua.

Mạng xã hội vẫn đang xôn xao nhiều đoạn clip ghi lại hình ảnh một người phụ nữ T.H. hiện đang làm việc tại Kinh Môn (Hải Dương) nổi tiếng qua những video xem bói cho người khác qua hình thức bổ cau.

Cô đồng xem bói 'đúng nhận sai cãi' xôn xao trên mạng xã hội có thể bị xử lý thế nào? Ảnh 1
Đĩa tiền và cau đặt trước mặt người phụ nữ trong quá trình xem bói. (Ảnh chụp màn hình).

Trên tài khoản TikTok người này có hơn 150.000 lượt theo dõi, người phụ nữ thường xuyên đăng tải các đoạn video hầu đồng hay ngồi bổ cau và nói về "lá số tử vi" của người khác.

Chiều 7/2, lãnh đạo UBND thị xã Kinh Môn cho biết, đơn vị đang vào cuộc xác minh kiểm tra sự việc nói trên.

Báo Giao Thông dẫn lời Bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cho biết hiện nay, chưa có các khái niệm mê tín dị đoan trong văn bản quy phạm.

Tuy nhiên, từ góc độ nhà nghiên cứu, đây là mê tín dị đoan vì là hiện tượng bói toán. Để có thể xác định rõ ràng hành vi của cá nhân trên, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng tại địa phương để khẩn trương xác minh, làm rõ.

Trao đổi với chúng tôi, ở góc độ pháp lý, Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết hành nghề mê tín, dị đoan được hiểu là: Hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.

Mê tín, dị đoan được hiểu là sự mù quáng, tin vào thần thánh, ma quỷ, định mệnh… không có cơ sở khoa học. Nhà nước ta cho phép và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nhưng nghiêm cấm mọi hoạt động mê tín dị đoan nhằm đảm bảo trật tự xã hội và nếp sống văn minh.

Cô đồng xem bói 'đúng nhận sai cãi' xôn xao trên mạng xã hội có thể bị xử lý thế nào? Ảnh 2

Hiện nay không ít các cá nhân đã lợi dụng mạng xã hội để tổ chức hoạt động bói toán nhằm thu lợi bất chính, gây hậu quả xấu và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây hoang mang lo lắng cho người dân và thực chất đây là hoạt động mê tín dị đoan.

Theo Luật sư Tiền, đối với những người có hành vi hoạt động mê tín dị đoan, tùy vào tính chất, mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, người có hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về tổ chức lễ hội. Theo đó, người nào tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng theo điểm đ Khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Cô đồng xem bói 'đúng nhận sai cãi' xôn xao trên mạng xã hội có thể bị xử lý thế nào? Ảnh 3
Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Trường hợp người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín dị đoan theo Điều 320 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì có thể bị phạt tù lên đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng theo Khoản 3 Điều 320 BLHS.

Luật sư khuyến cáo, tử vi và bói toán chỉ nhằm tác động vào trạng thái tâm lý gọi chung là sự xác nhận chủ quan, sự ngộ nhận, đánh lừa nằm ở bộ não của chính chúng ta.

Thực tế, không ít người mê xem bói đã bị kẻ xấu lợi dụng. Nhẹ thì bị rơi vào trạng thái lo lắng, thấp thỏm, bất an và sợ hãi. Nặng thì bị lừa gạt đến thân bại danh liệt, tiền mất tật mang.

“Để ngăn chặn, hạn chế vấn nạn này, các cơ quan chức năng và người dân cần nâng cao công tác phòng chống mê tín dị đoan.

Cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho người dân về hậu quả của việc mê tín dị đoan, đồng thời cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện những trường hợp có hành vi quảng cáo mê tín dị đoan, hay các "thầy bói" có hành vi buôn thần bán thánh để nhanh chóng xử lý vi phạm, tránh những hậu quả không lường trước”, Luật sư Trần Xuân Tiền khuyến cáo.

Mời đọc giả xem thêm: Khoa Pug Đi Đo Chiều Cao Với 100 Người Mỹ Sau Khi Kéo Chân!

Cùng chuyên mục

Quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
Công dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát, phản ánh và yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc thực hiện quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định tại Điều 231 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025).
Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc ghi biển số xe không?
Thời gian gần đây, bắt đầu xuất hiện các thông tin liên quan đến việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe không?
Thận trọng với “bẫy” lừa đảo qua hình thức góp vốn, đầu tư
Gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận được nhiều đơn thư của người cao tuổi phản ánh về việc thực hiện “Hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư” với các cá nhân và tổ chức, nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, đầu tư nên có nguy cơ rủi ro cao, không thu hồi được tiền đầu tư. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng hình thức góp vốn kinh doanh đầu tư này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội: Vô tư nhưng cũng cần thận trọng
Theo Luật sư, việc đăng tải hình ảnh giữa giáo viên và các em học sinh là một hình ảnh đẹp và có thể là kỷ niệm giữa thầy cô đối với các em. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác trước các trường hợp tội phạm công nghệ cao lợi dụng hình ảnh của thầy cô và các em nhằm mục đích xấu, dẫn đến hệ lụy vô cùng khó lường, điển hình là các vụ việc với thủ đoạn lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao đã được lực lượng chức năng cảnh báo gần đây.
Phạt tiền và khóa bánh xe tại các khu đô thị: Đúng hay sai?
Thời gian gần đây, mâu thuẫn, xung đột giữa lực lượng bảo vệ Khu chung cư/Khu đô thị mới với cư dân, lái xe taxi và khách đến về việc dừng đỗ xe không còn là chuyện hiếm, thậm chí đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều Khu chung cư/Khu đô thị mới hiện nay bởi còn những quan điểm khác nhau về thẩm quyền của lực lượng bảo vệ cũng như quyền dừng đỗ xe của những người lái xe trong các Khu chung cư/Khu đô thị này.

Tin mới