Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 16/04/2023 15:50 (GMT+7)

Có nên nói “Không” khi trả lời phỏng vấn?

Khi trả lời phỏng vấn, nếu bạn cho rằng những câu nói như: “Em không có kinh nghiệm trong việc này”; “Em không có kỹ năng này”; “Em không làm thêm được ngoài giờ”... là trung thực và có thể được thấu hiểu thì thật sai lầm. Thực tế đó là cách trả lời dễ khiến bạn bị mất điểm ngay lập tức. Thậm chí nhà tuyển dụng sẵn sàng kết thúc buổi phỏng vấn sớm để dành thời gian và cơ hội cho ứng viên khác.

Vậy không nên nói “không” trong trường hợp nào và cách trả lời sao cho đúng khi kiếm việc tại Nha Trang, Đà Nẵng hay bất cứ nơi nào khác? Hãy tham khảo bài viết sau nhé.

p1-1695631050.png

Khi nói về kinh nghiệm

Bạn không nên thừa nhận “Em không có kinh nghiệm”, “Em là sinh viên mới ra trường/em mới chuyển ngành nên em không có kinh nghiệm này”. Thực tế, nhà tuyển dụng đã biết điều này qua CV và hồ sơ ứng tuyển. Nếu vẫn mời bạn tham gia phỏng vấn, tức là họ nhìn thấy tiềm năng và muốn trao cơ hội cho bạn.

Vì thế, bạn không nên trả lời trực tiếp câu hỏi theo dạng “có/không” mà hãy tập trung vào những thứ có liên quan tới công việc. Ví dụ: các môn học, các cuộc thi tham gia, chứng chỉ đạt được, hoạt động ngoại khóa và kinh nghiệm từ nó. Qua đó cho thấy, bạn hiểu về công việc và đang từng bước trau dồi chuyên môn.

Ví dụ: khi ứng tuyển content marketing bạn có thể nói về việc: từng viết blog, báo tường khi còn đi học. Trong trường đại học, bạn là thành viên của đội ngũ câu lạc bộ truyền thông, quản trị viên fanpage... Chắc chắn câu trả lời như thế sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc thừa nhận, mình không có kinh nghiệm.

Khi nói về kỹ năng

Kỹ năng mềm là thứ không thể định lượng cụ thể, không thể mang bằng cấp ra chứng minh. Nhưng nhiều bạn vẫn thật thà thú nhận: “Em không có kỹ năng này” khi được nhà tuyển dụng hỏi đến.

Thay vì thừa nhận, hãy nói, bản thân chưa giỏi kỹ năng đó nhưng bạn biết tầm quan trọng của nó với công việc và cần làm gì để hoàn thiện. Bạn đang và sẽ tham gia khóa học, nhận một số công việc làm thêm để có cơ hội rèn luyện và phát triển kỹ năng này.

Cách trả lời phỏng vấn như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào “quên” đi sự thật bạn chưa có kỹ năng. Họ bị cuốn vào cách trả lời của bạn thậm chí còn nghĩ đến việc làm thế nào đào tạo, hỗ trợ bạn phát triển kỹ năng đó.

p2-1695631051.jpg

Khi nói về điểm yếu

Phần lớn ứng viên sẽ tìm mọi cách để che giấu điểm yếu của mình. Điều này là đúng bởi bạn cần thể hiện năng lực, điểm mạnh vượt trội để ghi điểm. Tuy nhiên, ngay cả khi nhà tuyển dụng hỏi: “Em có điểm yếu nào không?” nhưng bạn kiên quyết nói “không” thì không đúng. Bởi chẳng có ai là hoàn hảo.

Hãy thừa nhận điểm yếu của bản thân. Cụ thể hơn, hãy lấy ví dụ về một vài điểm yếu. Tất nhiên nó nên là điểm yếu ít ảnh hưởng tới kết quả công việc. Sau đó hãy nói về việc bạn đã, đang và sẽ từng bước khắc phục điểm yếu đó như thế nào.

Ví dụ, do bản thân thiếu tự tin trong giao tiếp trực tiếp nhưng lại muốn làm việc trong lĩnh vực phục vụ khách hàng nên bạn đã tham gia khóa học giao tiếp, về ngôn ngữ hình thể, về kỹ năng nói... Từ đó bạn từng bước xây dựng được sự tự tin hơn trong trao đổi, giao tiếp với người lạ.

p3-1695631086.jpg

Khi trao đổi/tranh luận

Khi nhà tuyển dụng đưa vấn đề ra để bàn luận, xem ý kiến của bạn nhưng lại đúng vào vấn đề bạn “không biết” thì vẫn không nên trả lời vỏn vẹn chỉ với một chữ “không”.

Cách trả lời phỏng vấn thông minh là hãy nói “chưa”: “Em chưa tìm hiểu kỹ về vấn đề này, còn một số điều cần suy nghĩ thêm nên chưa thể có câu trả lời cụ thể ngay bây giờ”. Sau đó, hãy xin phép nhà tuyển dụng được trả lời qua email sau phỏng vấn, hoặc xin thông tin cá nhân để kết nối và trao đổi sau với họ.

Với sự khéo léo như vậy sẽ khiến bạn không bị mất điểm mà còn là cơ hội để kết nối sâu hơn với nhà tuyển dụng.

Khi nói về sai lầm trong quá khứ

Nhà tuyển dụng rất muốn khai thác “quá khứ” của ứng viên. Ngoài việc để hiểu bạn hơn, họ còn muốn dựa vào điều này để có lợi thế trong đàm phán. Vì thế, rất có thể họ đã tìm hiểu và nắm được một số sai sót của bạn ở công ty cũ.

Trong trường hợp như vậy, thay vì nói “không”, từ chối sự thật thì bạn nên chủ động nhận khuyết điểm trước khi họ khai thác sâu vào nó. Hãy nói, bản thân bạn có chút nông nổi và sau đó đã nhận ra sai lầm, xin lỗi cấp trên, đồng nghiệp và khắc phục hậu quả (nếu có). Cuối cùng khẳng định, sau sự việc, mối quan hệ của bạn với công ty cũ vẫn hoàn toàn tốt đẹp. Việc tìm kiếm công việc mới không liên quan tới sai lầm cũ mà bởi bạn có mục tiêu khác cao hơn.

Trung thực là phẩm chất luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhưng trung thực cũng phải khéo léo. Câu trả lời phỏng vấn vỏn vẹn với từ “không” không chỉ khiến nhà tuyển dụng “mất hứng” mà còn khiến bạn mất điểm. Do đó, hãy linh hoạt trong từng tình huống để chứng minh bạn là sự lựa chọn tuyệt vời của họ.

Cùng chuyên mục

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Tin mới