Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 10/11/2020 01:02 (GMT+7)

Có sự móc nối giữa bác sĩ điều trị với trình dược viên và nhà thuốc để 'ăn chia' hoa hồng

Chiều 9/11, Quốc hội tiếp tục tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho biết, có rất nhiều ý kiến phản ánh rằng các bệnh nhân chữa bằng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn phải ra hiệu thuốc mua bằng tiền túi của mình theo đơn của bác sĩ điều trị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chiều 9/11.

"Phó Thủ tướng có thể cho biết nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục thế nào" - ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé đặt câu hỏi đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Trả lời vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất, là do chính sách thanh toán của bảo hiểm y tế (BHYT) thuộc BHXH là không phù hợp. Điều này Bộ Y tế đã trả lời nhiều lần trước đó là đúng sự thật nhưng có căn nguyên.

Hiện nay, chúng ta thực hiện khám chữa bệnh bằng BHYT thì mệnh giá của từng người có tăng lên trong những năm qua, con số làm tròn hiện nay là 1,1 triệu đồng/người/năm. So với các nước trong khu vực thì chưa bằng 1/3 so với Philippines, so với tTái Lan chưa bằng 1/4.

Theo Phó Thủ tướng, BHXH không thể thanh toán tất cả những loại thuốc mà chỉ thanh toán những loại thuốc thông thường. Còn những loại thuốc đắt tiền, thuốc biệt dược…người bệnh phải bỏ tiền túi.

"Mỗi năm chúng ta chi khoảng 120.000 tỷ tiền thuốc nhưng BHYT thanh toán khoảng 36-37%, tỷ lệ vẫn còn cao so với các nước trên thế giới" - Phó Thủ tướng nói.

Để khắc phục tình trạng này, Phó Thủ tướng cho rằng cần phải duy trì và tăng tỷ lệ bao phủ. Hiện nay có 90,7% tỷ lệ bao phủ BHYT, nhưng mệnh giá trung bình mới có 1,1 triệu thì cần tăng lên, mà tăng lên thì đòi hỏi thu nhập của người dân tăng lên mới đóng được, phần ngân sách nhà nước hỗ trợ thì đòi hỏi thu ngân sách nhiều mới đóng được.

"Đây là một câu chuyện dài hơi, liên tục, chúng ta tiếp tục cố gắng" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về lý do thứ hai, ông cho biết hiện có rất nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân phản ánh đánh giá rằng do có tiêu cực, do có sự móc nối giữa bác sĩ điều trị với trình dược viên và nhà thuốc để “ăn chia” hoa hồng.

Khẳng định hiện tượng này là có, Phó Thủ tướng cho biết đã chỉ đạo rất quyết liệt trong ngành y tế thời gian qua.

"Để khắc phục tình trạng này cần chỉ có 1 cách là công khai minh bạch hết bằng công nghệ thông tin, vì có khoảng 20.000 loại thuốc, và dịch vụ, có hàng triệu lượt khám/năm thì không thể nào kiểm soát được nếu không có tin học hóa" - ông nói./.

Cùng chuyên mục

Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?