Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 26/09/2023 16:44 (GMT+7)

CSGT có được lập chốt gần hàng quán?

Trường hợp Cảnh sát giao thông (CSGT) lập chốt gần quán nhậu để thổi nồng độ cồn có nằm trong phạm vi quyền hạn mà pháp luật cho phép?

CSGT có được lập chốt gần hàng quán?
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Hoàng Tuấn Vũ, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo Điều 8, Thông tư 32/2020/TT-BCA, CSGT có quyền dừng các phương tiện tham gia giao thông để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông. Chiến sĩ CSGT được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết nghiệp vụ để thực hiện việc kiểm soát giao thông.

Theo Điều 10, Thông tư 32/2023TT-BCA, việc tuần tra, kiểm soát giao thông được thực hiện bằng các hình thức:

Tuần tra, kiểm soát cơ động

CSGT thực hiện di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công theo kế hoạch đã được phê duyệt để trực tiếp giám sát hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông.

Kiểm soát tại Trạm CSGT hoặc một điểm trên đường

Hình thức kiểm soát giao thông này cũng được thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm CSGT

Theo đó, nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép tuần tra, kiểm soát giao thông trên đoạn đường có quán nhậu, hoặc lập chốt gần đó thì CSGT hoàn toàn có quyền bắt xe vi phạm giao thông gần quán nhậu.

Không thổi nồng độ cồn theo yêu cầu sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Luật sư, tại điểm a, khoản 1, Điều 12, Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi tiến hành tuần tra kiểm soát, CSGT có quyền kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ, kiểm soát nội dung khác có liên quan.

Theo đó, nếu trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT ghi nhận việc kiểm soát việc chấp hành các quy định giao thông liên quan đến nồng độ cồn thì CSGT hoàn toàn có quyền dừng xe yêu cầu thổi nồng độ.

Người tham gia giao thông khi bị yêu cầu thổi nồng độ cồn có nghĩa vụ phải chấp hành. Nếu không chấp hành yêu cầu thổi nồng độ cồn, người tham gia giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2, Điều 21, Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

"2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật".

Như vậy, nếu không thổi nồng độ cồn theo yêu cầu kiểm tra của CSGT, tài xế có thể bị phạt từ 04 đến 06 triệu đồng.

Nếu có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống đối CSGT, người không chấp hành còn có thể bị phạt tiền từ 06 đến 08 triệu đồng (theo điểm a, khoản 3, Điều 21, Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.