Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 14/10/2024 08:21 (GMT+7)

Cuộc thi ảnh Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024: Sân chơi nhiếp ảnh thiên nhiên bổ ích

Lễ trao giải và Khai mạc triển lãm ảnh cuộc thi Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024 diễn ra vào lúc 14h ngày 12/10/2024, tại Trung tâm Thương mại SC Vivo City (số 1058 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phong, Q.7, TP.HCM).

Cuộc thi dành cho những nhà nhiếp ảnh yêu thích các loài chim và thú hoang dã, nhằm tạo ra một sân chơi nhiếp ảnh thiên nhiên thật sự bổ ích, văn minh, thân thiện giữa con người với thiên nhiên, cụ thể là nét đẹp của các loài chim và thú hoang dã, góp phần lan tỏa đến đông đảo người xem ở trong nước và quốc tế; Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, đặc biệt đối với các loài chim và thú hoang dã, của mỗi con người, hướng đến tính nhân văn, vì mục đích bảo vệ, bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật hoang dã; Khuyến khích cộng đồng tìm hiểu về đời sống, hiện trạng các loài chim và thú cũng như tìm hiểu các quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ các động vật hoang dã của Việt nam.

1-1728868464.jpg

Tác phẩm “Voọc mũi hếch” của tác giả Chúng Văn Thành đạt Giải Nhất.

Hội đồng Giám khảo gồm có nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, chuyên gia về chim - Công ty Dịch vụ nghiên cứu và du lịch hoang dã (Wildtour), Chủ tịch và các thành viên: Đại diện lãnh đạo Cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT; nghệ sĩ Hoàng Thế Nhiệm; nhiếp ảnh gia Bùi Trọng Hiếu; nhiếp ảnh gia Đặng Ngọc Sâm Thương, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh thiên nhiên hoang dã Việt Nam (VWPC); TS. Yong Ding Li, chuyên gia về chim - Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế (Birdlife); TS. Lê Khắc Quyết, chuyên gia về thú,... Ban Tổ chức gồm có nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh, Chủ nhiệm VWPC và nghệ sĩ Đoàn Hoài Trung, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP.HCM (HOPA), đồng Trưởng ban; nhiếp ảnh gia Võ Quốc Thuần, Phó Chủ nhiệm VWPC - Phó ban Thường trực và các thành viên...

Theo Trưởng ban Tổ chức cuộc thi- nghệ sĩ Nguyễn Trường Sinh, Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học phong phú bậc nhất trên thế giới, đặc biệt về các loài chim và thú hoang dã. Đất nước chúng ta sở hữu nhiều hệ sinh thái khác nhau như rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, đồng cỏ và núi cao,… tạo nên môi trường sống phong phú cho nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có gần 1.000 loài chim và hơn 300 loài thú đã ghi nhận được ở Việt Nam. Đa dạng sinh vật của Việt Nam là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhưng đang bị đe dọa nghiêm trọng do mất môi trường sống, săn bắt trái phép và biến đổi khí hậu. Nhiều loài chim và thú đã hoàn toàn biến mất ngoài tự nhiên của Việt Nam trong nhiều năm qua như gà lôi lam mào trắng, tê giác, bò xám, trâu rừng… Việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh vật là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sự cân bằng của hệ sinh thái và tương lai của nhiều loài động, thực vật hoang dã.

2-1728868520.jpg
2a-1728868533.jpg
2 tác phẩm đạt Giả Nhì: “Cà kheo và nhát hoa” của tác giả Đinh Xuân Trường và “Khướu cánh đỏ” của tác giả Đỗ Xuân Tâm.

Thư ký Hội đồng Giám khảo, nhiếp ảnh gia Khuê Dương nói: “Cuộc thi không chỉ để tôn vinh những khoảnh khắc tuyệt vời được ghi lại qua ống kính, mà còn để kỷ niệm một sự kiện vô cùng quan trọng: Ngày Quốc tế Chim di cư 14/10. Đây là dịp để mọi người cùng nhau nhắc lại cam kết bảo vệ các loài chim, môi trường sống tự nhiên, và các loài động vật hoang dã quý giá đang ngày càng chịu nhiều sức ép từ biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người”…

Dịp này, Ban Tổ chức ghi nhận và chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các nhiếp ảnh gia, những người đã dành tình yêu và đam mê cho thiên nhiên, tạo nên những tác phẩm độc đáo, thể hiện rõ ràng sự tương tác giữa con người và thiên nhiên. Các nhà nhiếp ảnh đã giúp chúng ta cảm nhận được những điều kỳ diệu vẫn đang diễn ra xung quanh, những điều mà có lẽ chúng ta chưa từng chú ý đến trong cuộc sống hối hả hàng ngày.

3-1728868591.jpg
3q-1728868605.jpg
3b-1728868628.jpg
3 tác phẩm đạt Giải Ba: “Bói cá nhỏ” của tác giả Phạm Trung Kiên, “Cá voi và chim nhàn biển” của tác giả Huỳnh Văn Truyền và “Khướu đuôi đỏ” của tác giả Phan Văn Phú.

“Việt Nam chúng ta, với địa hình đa dạng từ đồi núi, rừng ngập mặn, đến vùng đồng bằng, chính là điểm dừng chân quan trọng của nhiều loài chim di cư. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức: từ sự xâm lấn của con người vào môi trường sống tự nhiên, đến biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, trách nhiệm của chúng ta là cùng nhau bảo vệ các loài chim và động vật hoang dã, gìn giữ những giá trị thiên nhiên cho thế hệ mai sau. Trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, nhiếp ảnh động vật hoang dã, đặc biệt chụp ảnh các loài chim, ở Việt Nam phát triển nhanh chóng. Hiện nay ở nước ta, hàng trăm nhiếp ảnh gia hàng ngày mải mê và nhiệt tình ghi nhận lại vẻ đẹp các loài chim và thú hoang dã”- nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trường Sinh cho biết.

Trước đó, trên trang cá nhân, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi nói trên, nghệ sĩ Nguyễn Trường Sinh đã gửi lời chúc mừng đến nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, chuyên gia về chim– Công ty Wildtour, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo cuộc thi, vừa dẫn đầu đoàn du khách Việt Nam đến tham quan, học hỏi về mô hình bảo tồn sếu tại trụ sở Tổ chức Sếu quốc tế ở Mỹ; chúc mừng Hội đồng Giám khảo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chấm giải cuộc thi ảnh Chim và động vật hoang dã Việt Nam; chúc mừng nhiếp ảnh gia Khuê Dương đã hoàn thành tốt vai trò thư ký Ban Tổ chức cuộc thi, đồng thời cảm ơn Hội Nhiếp ảnh TP.HCM đã đồng hành cùng Câu lạc bộ Nhiếp ảnh thiên nhiên hoang dã Việt Nam…

Kết quả: Giải Nhất là bức ảnh “Voọc mũi hếch” của tác giả Chúng Văn Thành; 2 Giải Nhì là tác phẩm: “Cà kheo và nhát hoa” của tác giả Đinh Xuân Trường và “Khướu cánh đỏ” của tác giả Đỗ Xuân Tâm; 3 Giải Ba: tác phẩm “Bói cá nhỏ” của tác giả Phạm Trung Kiên, “Cá voi và chim nhàn biển” của tác giả Huỳnh Văn Truyền và “Khướu đuôi đỏ” của tác giả Phan Văn Phú; 4 Giải khuyến khích là: “Chim trèo tường” của tác giả Bùi Đức Tiến, “Quắm đen” của tác giả Bùi Trọng Nghĩa, “Gõ kiến xanh cổ đỏ” của tác giả Lê Hữu Tiến và “Gõ kiến đen bụng trắng” của tác giả Nguyễn Thanh Liêm.

Đặc biệt, Ban Tổ chức còn trao các giải ảnh đẹp chim, thú đặc hữu, chim di cư ven bờ và giải ấn tượng cho các tác giả Trần Nhật Tiên, Cao Thanh Hà, Nguyễn Mạnh Hiệp, Nguyễn Quốc Hoài và Chúng Văn Thành…

Cùng chuyên mục

Hoa đã nở tại Làng Nủ
Sau cơn bão lũ lịch sử, người dân thôn Làng Nủ đang từng bước hồi sinh, vượt qua nỗi đau để ổn định cuộc sống.
Thay đổi cách tính lương hưu từ năm 2025
Hiện lương hưu của người làm trong khu vực Nhà nước đang được tính mức bình quân của các năm cuối theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, sẽ hưởng lương hưu trên nền tiền lương của toàn bộ quá trình, tương tự như khu vực doanh nghiệp.
Bỏ đề xuất cấp giấy phép hành nghề cho giáo viên
Theo thông tin từ đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự thảo lần thứ 5 Luật Nhà giáo được trình tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được tiếp thu, chỉnh sửa một số nội dung nhằm bảo đảm tính khả thi, giải tỏa nhiều băn khoăn của dư luận xã hội.

Tin mới

Chuẩn bị trang sức cho ngày trọng đại
Đối với các cặp đôi chuẩn bị bước vào một chương mới của cuộc đời, tháng 10 là thời điểm hoàn hảo để kiếm tìm những món trang sức tinh xảo, ghi dấu khoảnh khắc thiêng liêng.
Cảnh giác trước thủ đoạn mời xem phim online rồi lừa đảo
Ngày 16/10, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội cho biết, gần đây xuất hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua cách thức mời xem phim online và bình chọn được trả phí. Cơ quan Công an khẳng định, không thể kiếm tiền từ những lời mời chào thực hiện nhiệm vụ trên mạng dù dưới bất cứ hình thức nào, bởi đó thường là những chiếc “bẫy” của kẻ lừa đảo.
Chất lượng không khí tại một số điểm của Hà Nội ở mức xấu
Theo ứng dụng theo dõi chất lượng không khí VN AIR (thông tin được công bố từ nguồn dữ liệu quan trắc do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện), lúc 8 giờ ngày 17/10, kết quả quan trắc cho thấy chất lượng không khí tại một số điểm của Hà Nội ở mức kém và xấu.