Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 17/01/2024 12:20 (GMT+7)

Đắk Nông: Bán thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng tại Việt Nam

Ông Trần Văn Nguyên đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Ngày 16/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên ra Quyết định số 65/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Văn Nguyên, sinh năm 1992, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Nơi ở hiện tại: Khu phố Phước An, phường Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Ông Trần Văn Nguyên đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

tm-img-alt
Cơ quan Công an thực hiện việc kiểm tra, tạm giữ đối với số thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, Ảnh: CA.

Cụ thể: Buôn bán 444 sản phẩm thuốc (là thuốc trừ có) là thuốc bảo vệ không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam với trị giá 45.920.000 đồng, hành vi vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 25 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ) "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng".

Quy định tại: Điểm c, Khoản 5, Điều 25 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật được sửa đổi bổ sung tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, với tổng số tiền là 25.000.000 đồng (Hai mươi lăm triệu đồng).

Biện pháp khắc phục hậu quả: Theo quy định tại Điểm b, Khoản 10, Điều 25 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ "Buộc tiêu hủy 444 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam". Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Cùng chuyên mục

Cảnh giác thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lợi dụng nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh của nhiều người để tổ chức các kỳ thi giả mạo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, yêu cầu kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ không hợp pháp.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa cài ứng dụng ngân hàng giả mạo nhằm chiếm quyền điểu khiển thiết bị
Mới đây, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra loạt cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo mới xuất hiện trong tuần qua. Trong đó đáng chú ý là việc các đối tượng lừa đảo dùng app ngân hàng giả mạo để chiếm quyền kiểm soát thiết bị, từ đó chiếm đoạt tài sản.

Tin mới

“Mang tinh hoa Việt ra toàn cầu”, Nệm Thuần Việt sẵn sàng chinh phục Amazon
Nệm Thuần Việt, với tầm nhìn vươn ra quốc tế, đã chọn Amazon làm bệ phóng để chinh phục thị trường toàn cầu. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ vào năm 2018, thương hiệu đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế tại Việt Nam. Với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, Nệm Thuần Việt quyết tâm đưa sản phẩm nệm cao su thiên nhiên đến với người tiêu dùng toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp nệm hàng đầu.
Cảnh giác thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lợi dụng nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh của nhiều người để tổ chức các kỳ thi giả mạo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, yêu cầu kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ không hợp pháp.