Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/05/2024 10:14 (GMT+7)

Đề xuất bổ sung phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại

Theo Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cơ quan này đang hoàn thiện hồ sơ đề xuất ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Công an nhân dân, trong đó có nghề, công việc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Đề xuất bổ sung phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thời gian qua, cơ quan này nhận được nhiều kiến nghị về bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với các công việc, nghề như giáo viên mầm non, bảo vệ rừng, lao động ngành may mặc, phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn...

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 và Điều 9, Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH.

Do vậy, hàng năm các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động chủ động rà soát, đánh giá Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo phương pháp được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.

Trong thời gian tới, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nói chung và trong các ngành như dệt may, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn… nói riêng nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động.

Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đang hoàn thiện hồ sơ đề xuất ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Công an nhân dân, trong đó có nghề, công việc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Trước đó, tại Thông báo số 475/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu, ban hành Thông tư bổ sung danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lực lượng Công an nhân dân, trong đó, xem xét bổ sung công tác cứu nạn, cứu hộ vào danh mục ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...