Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 01/05/2022 08:40 (GMT+7)

Đi làm vào ngày lễ và nghỉ bù vào ngày khác tính lương thế nào?

Đi làm ngày nghỉ bù của ngày nghỉ lễ có được trả lương không và cách tính lương ngày nghỉ bù thế nào theo quy định pháp luật? Bạn đọc L.H.K hỏi.

Trả lời về vấn đề trên, Luật sư Lê Ngọc Khánh, Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định duy nhất một trường hợp người lao động được nghỉ bù tại khoản 3, Điều 111. Cụ thể, nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1, Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ, Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần. Lúc này, người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần đó vào các ngày làm việc tuần kế tiếp.

Trước đây, theo khoản 3, Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ-CP, ngoài trường hợp này, người lao động sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng còn được bố trí nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Tuy nhiên, văn bản này đã hết hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021 và không có quy định thay thế.

Đi làm ngày nghỉ bù được tính lương như thế nào?

Khoản 3, Điều 55, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương khi đi làm vào ngày nghỉ bù như sau.

Cụ thể, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

Như vậy, trường hợp đi làm vào ngày nghỉ bù, người lao động sẽ được trả tính lương như khi làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.

Căn cứ Điều 98, Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động được xác định như sau:

"1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

b) Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết".

Theo quy định này, tiền lương đi làm ngày nghỉ bù trả cho người lao động được tính như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Được trả ít nhất 200% lương của ngày làm việc bình thường.

- Làm việc vào ban đêm: Được trả ít nhất 270% lương của ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Anh A. làm việc tại Công ty B. được trả lương 200.000 đồng/ngày. Dịp lễ 30/4 và 01/5/2022, anh A. được nghỉ 04 ngày từ 30/4/2022 đến hết ngày 03/5/2022. Anh A. nghỉ 03 ngày đầu và đăng ký đi làm thêm vào ngày 03/5/2022.

Theo đó, tiền lương làm việc vào ngày 03/5/2022 của anh A. được tính như sau: 200% x 200.000 đồng/ngày = 400.000 đồng/ngày.

Cùng chuyên mục

Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT hưởng quyền lợi thế nào?
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu
Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT ngày 19/4/2024 của Bộ KH&ĐT về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Tin mới

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.