Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 13/04/2023 10:32 (GMT+7)

Đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội: Vô tư nhưng cũng cần thận trọng

Theo Luật sư, việc đăng tải hình ảnh giữa giáo viên và các em học sinh là một hình ảnh đẹp và có thể là kỷ niệm giữa thầy cô đối với các em. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác trước các trường hợp tội phạm công nghệ cao lợi dụng hình ảnh của thầy cô và các em nhằm mục đích xấu, dẫn đến hệ lụy vô cùng khó lường, điển hình là các vụ việc với thủ đoạn lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao đã được lực lượng chức năng cảnh báo gần đây.

tm-img-alt
Nhiều giáo viên “vô tư” đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.

Hiện nay, nhiều giáo viên thường xuyên đăng tải hình ảnh học sinh lên mạng xã hội như Facebook, TikTok. Những clip do giáo viên đăng tải thu hút hàng nghìn cho đến cả triệu lượt xem. Điều đáng nói, mặc dù học sinh cố gắng che mặt, không muốn xuất hiện trong video, nhưng một số giáo viên vẫn cố gắng quay bằng được khuôn mặt của học sinh. Một số thầy cô giáo khác thì rủ học sinh nhảy nhót, công khai danh tính, gia cảnh của gia đình học sinh.

Nhiều phụ huynh cho rằng, hành động giáo viên quay hình ảnh học sinh, đăng trên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý của các em, hoặc thậm chí cha mẹ là điều vô cùng phản cảm trong giáo dục.

Theo các bậc phụ huynh, các con ở độ tuổi phát triển tâm sinh lí, nên chưa hiểu hết được những tác hại, mặt tiêu cực của mạng xã hội. Thầy cô giáo nên là người định hướng cho các con thay vì sử dụng hình ảnh học sinh với mục đích câu view, câu like. Bất kỳ ai làm cha, làm mẹ, khi nhìn thấy hình ảnh con được đăng tải trên mạng xã hội cũng sẽ rất bức xúc.

Liên quan đến vấn đề trên, Luật sư Hà Thị Khuyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, theo quy định pháp luật việc sử dụng hình ảnh của cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ là hành vi vi phạm pháp luật. Với sự việc trên, cần phải đặt vào bối cảnh cụ thể để hiểu rõ bản chất vấn đề.

Cụ thể, Luật sư cho rằng, việc giáo viên chụp ảnh, ghi hình những trải nghiệm học tập của giáo viên và học sinh là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu những hình ảnh đó bị sử dụng để đăng tải với mục đích xấu như bôi nhọ, xúc phạm, mạt sát hoặc bị lợi dụng nhằm trục lợi thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, pháp luật quy định nếu thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật thì cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trường hợp sử dụng hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đưa ra những thông tin không có thật về người người khác thì người có hành vi vi phạm tùy tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi có thể sẽ bị xử lý về tội "Vu khống" quy định tại Điều 156 hoặc tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" quy định tại Điều 288, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trường hợp không phải giáo viên đăng tải mà do một người khác đăng tải thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả xảy ra mà hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

"Trong sự việc này, nếu giáo viên là người đăng tải thì cần xem xét trên góc độ giáo dục, sau mới xét về góc độ pháp lý. Xem xét tới mục đích đăng tải hình ảnh, clip của học sinh là gì để có biện pháp xử lý phù hợp, tránh quá cứng nhắc trong việc xử lý vô tình làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa giáo viên và học sinh", Luật sư cho hay.

Cũng theo Luật sư, việc đăng tải hình ảnh giữa giáo viên và các em học sinh là một hình ảnh đẹp và có thể là kỷ niệm giữa thầy cô đối với các em. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác trước các trường hợp tội phạm công nghệ cao lợi dụng hình ảnh của thầy cô và các em nhằm mục đích xấu, dẫn đến hệ lụy vô cùng khó lường, điển hình là các vụ việc với thủ đoạn lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao đã được lực lượng chức năng cảnh báo gần đây. Theo đó, việc đấu tranh với tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh hiện nay là cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn mạng, đảm bảo môi trường mạng được trong sạch, lành mạnh, là môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, chế tài xử phạt đối với hành vi này vẫn còn chưa thực sự hiệu quả, đủ sức răn đe bởi trong thời gian qua, thực trạng sử dụng hình ảnh của người khác đăng tải lên mạng xã hội nhằm trục lợi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,... vẫn xảy ra rất nhiều.

Cùng chuyên mục

Quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
Công dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát, phản ánh và yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc thực hiện quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định tại Điều 231 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025).
Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc ghi biển số xe không?
Thời gian gần đây, bắt đầu xuất hiện các thông tin liên quan đến việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe không?
Thận trọng với “bẫy” lừa đảo qua hình thức góp vốn, đầu tư
Gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận được nhiều đơn thư của người cao tuổi phản ánh về việc thực hiện “Hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư” với các cá nhân và tổ chức, nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, đầu tư nên có nguy cơ rủi ro cao, không thu hồi được tiền đầu tư. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng hình thức góp vốn kinh doanh đầu tư này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Phạt tiền và khóa bánh xe tại các khu đô thị: Đúng hay sai?
Thời gian gần đây, mâu thuẫn, xung đột giữa lực lượng bảo vệ Khu chung cư/Khu đô thị mới với cư dân, lái xe taxi và khách đến về việc dừng đỗ xe không còn là chuyện hiếm, thậm chí đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều Khu chung cư/Khu đô thị mới hiện nay bởi còn những quan điểm khác nhau về thẩm quyền của lực lượng bảo vệ cũng như quyền dừng đỗ xe của những người lái xe trong các Khu chung cư/Khu đô thị này.

Tin mới