Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2019 14:18 (GMT+7)

Hà Nội cần quyết liệt với những công trình vi phạm trật tự xây dựng

Quản lý trật tự xây dựng được TP. Hà Nội xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Những quận, huyện để phát sinh vi phạm trật tự xây dựng được TP chỉ đạo xử lý quyết liệt. Tuy nhiên, đến nay việc xử lý vẫn chưa triệt để.

Theo Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực. Các công trình xây dựng đã được kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các vi phạm; các vi phạm trật tự xây dựng phức tạp, nổi cộm, gây bức xức dư luận quần chúng nhân dân đã dần được hạn chế; các vi phạm tồn đọng đã được rà soát, phân loại, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý, giải quyết; ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đô thị từng bước được nâng cao.

Công trình 8B Lê Trực sai phạm nhiều năm vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Nội còn có một số quận, huyện còn để phát sinh vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng, quy mô lớn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân và được các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm, phản ánh.

Như các công trình vi phạm trật tự xây dựng tại các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình. Tình trạng vi phạm diễn ra không chỉ tập trung ở nhà ở dân dụng mà còn có cả các dự án lớn, trong đó, đáng kể đến là dự án KĐT Nam Trung Yên tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, hay công trình 8B Lê Trực thuộc quận Ba Đình. Trong những cuộc tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đã khẳng định sẽ xử lý dứt điểm công trình 8B Lê Trực. Người đứng đầu chính quyền Hà Nội không chỉ khẳng định lại quyết tâm xử lý sai phạm gây bất bình sâu sắc này mà còn nhấn mạnh "Để bảo đảm kỷ cương phép nước thì có đập cả tòa nhà này cũng phải làm".

Tuyên bố cứng rắn của ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội được đưa ra khi việc xử lý sai phạm đối với công trình nằm ở vị trí ngay sát Quảng trường Ba Đình và các cơ quan Trung ương hầu như đã giậm chân tại chỗ trong suốt thời gian dài vừa qua. Tính từ khi bắt đầu phá dỡ phần sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực từ tháng 11/2015, đến nay mới cắt ngọn được phần tum và tầng 19, tức hoàn tất giai đoạn đầu tiên. Gần 4 năm qua, việc phá dỡ phần sai phạm tại tòa nhà này hầu như án binh bất động. Chừng đó thời gian mà sai phạm tại tòa nhà nằm chình ình như thế thì không gây ra bức xúc, bất bình mới lạ.

Lý do chính cho sự chậm trễ trong việc xử lý sai phạm được nêu ra là nếu tiếp tục phá dỡ theo giai đoạn 2 (cắt ngọn 2 tầng 18 và 17) có thể ảnh hưởng tới kết cấu, dẫn tới việc phải phá bỏ toàn bộ tòa nhà 8B Lê Trực. Một công trình sai phạm “khủng” tồn tại sát trung tâm chính trị Ba Đình suốt bốn năm không xử lý được khiến người dân bức xúc, cử tri nhiều địa phương không ít lần đề nghị các ĐBQH yêu cầu cơ quan chức năng phải trả lời dứt điểm “Bao giờ xử lý xong sai phạm của cao ốc 8B Lê Trực?”. Bản thân những người mua nhà tại dự án này cũng bức xúc vì gần năm năm trời trở thành nạn nhân của một dự án sai phạm. Nhiều người mua nhà đã bỏ tiền hoàn thiện nội thất, làm thủ tục nhập trạch, lập bàn thờ gia tiên rồi nhưng không được ở.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.
Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tin mới