Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 05/04/2024 10:48 (GMT+7)

Hà Nội đã có 300 ca mắc tay chân miệng

Trong tuần vừa qua, tại Hà Nội xuất hiện 3 ổ dịch tay chân miệng tại 3 trường mầm non, số ca mắc mới cũng tăng hơn tuần trước đó…

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 4-4, trong hai tuần trở lại đây, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố bắt đầu có xu hướng gia tăng với khoảng 60-70 ca/tuần.

Riêng trong tuần vừa qua (kết thúc vào ngày 29-3), thành phố ghi 77 ca bệnh tay chân miệng, tăng 15 ca so với tuần trước đó. Đặc biệt, ghi nhận 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non. Tổng số ổ dịch từ đầu năm 2024 đến nay là 5 ổ dịch, tổng số ca mắc trên 300 trường hợp, tăng 75 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ tại Hà Nội mà số ca mắc tay chân miệng trong 3 tháng đầu năm 2024 trên cả nước cũng gia tăng.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong quý I/2024, cả nước có khoảng 6.700 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet).

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Trong khi các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

CDC Hà Nội khuyến cáo để phòng, chống bệnh tay chân miệng đối với khối trường mầm non, tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh... đồng thời hướng dẫn giáo viên các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như: Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi chưa được khử trùng.

Các bậc phụ huynh không được chủ quan khi con mình mắc tay chân miệng và cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh./.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Cảng du thuyền Mỹ Tho: Điểm du lịch đến để nhớ…
Cảng du thuyền Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (Mỹ Tho Marina) được xem là một trong những cảng du thuyền lớn nhất nước ta hiện nay và cũng là nơi mà đông đảo du khách trong và ngoài nước chọn làm điểm đến trong kỳ nghỉ, du lịch, công tác,…