Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 21/03/2023 14:07 (GMT+7)

Hàn Quốc cân nhắc lại số giờ làm việc 69 giờ/tuần

Theo hãng AP, tuần làm việc ngắn hơn mang lại hiểu quả cho sức khỏe tinh thần và năng suất của người lao động đang là lựa chọn ở một số quốc gia trên thế giới.

Mới đây, Chính phủ Hàn Quốc đã phải cân nhắc lại về kế hoạch tăng số giờ làm việc lên 69 giờ/tuần. Hiện tại, số giờ làm việc là 52 tiếng/tuần ở Hàn Quốc đang gây ra một số phản ứng dữ dội giữa những người lao động thuộc thế hệ Y và thế hệ Z.

Hàn Quốc cân nhắc lại số giờ làm việc 69 giờ/tuần - Ảnh 1.
Ảnh minh họa. Nguồn:CNN.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người lao động ở cường quốc kinh tế Đông Á này đang phải trải qua số giờ làm việc trong tuần được xem là dài nhất trên thế giới– xếp thứ 4 sau Mexico, Costa Rica và Chile vào năm 2021. Và tình trạng tử vong do làm việc quá sức – được biết đến là gwarosa – có thể đã ghi nhận số lượng gia tăng hàng năm. Chính phủ Hàn Quốc đã ủng hộ kế hoạch tăng giới hạn số giờ làm việc trong tuần sau áp lực của các nhóm kinh doanh đang tìm cách tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, chính kế hoạch này lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của thế hệ trẻ và các liên đoàn lao động Hàn Quốc.

Thư ký cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuần trước cho biết Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ xem xét và tìm hướng đi mới sau khi lắng nghe ý kiến của công chúng đồng thời cam kết bảo vệ quyền và lợi ích của thế hệ trẻ ngày nay cũng như những người không thuộc liên đoàn lao động.

Việc nâng số giờ làm việc trong tuần có thể được xem là cách giải quyết cho tình trạng thiếu lao động ở Hàn Quốc – quốc gia phải đối mặt do tỷ lệ sinh đang giảm thấp nhất thế giới và dân số già chiếm phần lớn. Mặc dù vậy, động thái này cũng hứng chịu những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng việc siết chặt quản lý đối với người lao động sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia thường đưa ra trích dẫn văn hóa làm việc đòi hỏi sự khắt khe của đất nước và có thể là tăng áp lực trong thế hệ trẻ, một phần cũng gây ra vấn đề nhân khẩu học.

Gần đây nhất, vào năm 2018, do nhu cầu phổ biến, Hàn Quốc đã giảm từ 68 giờ làm việc/tuần xuống còn 52 giờ/tuần hiện tại – động thái này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong Quốc hội. Luật hiện hành giới hạn tuần làm việc trong 40 giờ công và tối đa là 12 giờ làm thêm được trả lương. Mặc dù trên thực tế, các nhà phê bình nhiều lần phản ánh người lao động chịu áp lực phải làm việc lâu hơn.

Giới hạn số giờ làm việc

Jung Junsik, 25 tuổi, sinh viên đại học đến từ thủ đô Seoul cho biết đề xuất này không có ý nghĩa và khác xa với những gì người lao động thực sự mong muốn, thậm chí là vượt qua mức tối đa theo luật định.

"Cha tôi làm việc quá sức hàng tuần và không có ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Thật không may, điều này khá phổ biến trong lực lượng lao động ở Hàn Quốc. Thanh tra lao động không thể giám sát mọi nơi làm việc 24/7. Người dân Hàn Quốc sẽ (vẫn) dễ bị tổn thương trước những công việc ngoài giờ quá sức cho phép", Jung Junsik chia sẻ.

Theo OECD, người dân Hàn Quốc đã làm việc trung bình 1.915 giờ vào năm 2021, cao hơn nhiều so với mức trung bình do OECD quy định là 1.716 và mức trung bình của Mỹ là 1.767 giờ. Thời gian làm việc dài - cùng với trình độ học vấn cao và sự gia tăng phụ nữ tham gia lực lượng lao động - từng được công nhận rộng rãi là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đáng chú ý của đất nước sau Chiến tranh Triều Tiên vào những năm 1950, khi nước này chuyển từ nền kinh tế nghèo thành một trong những nền kinh tế giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, mặt trái của thời gian làm việc dài đó có thể thấy rõ qua những trường hợp được biết đến là "gwarosa" – "chết vì làm việc quá sức" – trong đó nhiều người làm việc kiệt sức phải trả giá bằng mạng sống của mình bởi hệ lụy của các cơn đau tim, tai nạn lao động hoặc lái xe khi thiếu ngủ.

Haein Shim, Phát ngôn viên của nhóm nữ quyền Haeil có trụ sở tại Seoul cho biết sự phát triển nhanh chóng và thành công trong kinh tế của Hàn Quốc có nghĩa là đã trải qua một thực tế nỗ lực không ngừng của người dân Hàn Quốc. Tuy nhiên, bà Shim cũng cho rằng "sự cô lập và thiếu tính cộng đồng xuất phát từ thời gian làm việc kéo dài. Ngày dài làm việc căng thẳng cũng đã gây thiệt hại cho nhiều người lao động và thời gian làm việc điên cuồng sẽ càng làm trầm trọng thêm những thách thức mà phụ nữ Hàn Quốc phải đối mặt.

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Hàn Quốc, ngoài gwarosa, quốc gia này cũng chứng kiến tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các quốc gia phát triển.

"Điều quan trọng đối với chính phủ (và các công ty) là giải quyết các vấn đề cấp bách đang ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhu cầu hỗ trợ và cân bằng cuộc sống công việc lành mạnh không thể bị bỏ qua nếu chúng ta muốn đảm bảo hạnh phúc của các cá nhân", Haein Shim chia sẻ.

Theo dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc, vào năm 2017, một năm trước khi chính phủ giảm giới hạn giờ làm việc, hàng trăm người lao động nước này đã tử vong vì làm việc quá sức. Ngay cả khi giới hạn số giờ làm việc trong tuần đã giảm xuống còn 52 giờ, các trường hợp "gwarosa" vẫn xảy ra. Cụ thể, vào năm 2020, các liên đoàn lao động ghi nhận lên tới 14 nhân viên giao hàng đã chết vì làm việc quá sức. Chính bản thân họ đã hy sinh sức khỏe để giúp đất nước tiếp tục phát triển trong thời kỳ bùng phát dịch Covid-19./.

Cùng chuyên mục

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Siêu bão Man-yi tấn công Philippines "có khả năng gây thảm họa"
Ngày 16/11, siêu bão Man-yi bắt đầu đổ bộ miền Trung Philippines với tốc độ gió tối đa là 195 km/giờ, với đường đi được cảnh báo "có khả năng gây thảm họa" tại quần đảo này. Đây là cơn bão lớn thứ 6 tấn công quốc đảo này trong vòng 1 tháng qua.

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.