Ngày 18/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay, mượn, mua bán giao dịch bất động sản.
Mới đây, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra một số cảnh báo mà người dân cần cảnh giác về các thủ đoạn lừa đảo mới diễn ra nhằm chiếm đoạt tài sản bằng hình thức quảng cáo, rao bán phần mềm nghe lén, đọc trộm tin nhắn điện thoại.
Công an tỉnh Thưa Thiên Huế vừa đưa ra cảnh báo thủ đoạn giả danh Zalo người thân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau khi bắt giữ một đối tượng sử dụng hành vi tương tự chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng.
Nhờ hành động nhanh trí của người vợ, lực lượng chức năng đã kịp thời vào cuộc, ngăn chặn vụ lừa đảo, giúp đôi vợ chồng bảo toàn số tiền 44 triệu đồng.
Theo cơ quan Công an, để lấy lòng tin thể hiện mình là nhân viên tư vấn khách hàng của ngân hàng, các đối tượng lừa đảo gửi cho người dân một mã code và thông báo chỉ khi nhập mã code đó người gửi mới được lãi suất đó. Khi người dân nhập mã code sẽ ra tên đầy đủ nhân viên ngân hàng, khiến người dân tưởng lầm đó là nhân viên tư vấn của ngân hàng thật.
Một bệnh nhân tại TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi thông báo nợ tiền khám, chữa bệnh BHYT lên đến 29 triệu đồng. Nếu không thanh toán, cơ quan BHXH sẽ gửi hồ sơ lên Tòa án.
Bộ Công an đề nghị người dân thận trọng, cảnh giác khi viết bài, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, clip chưa được xác thực; tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự. Các trường hợp chia sẻ thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Công an Hà Nội, ngày 30/11 và 1/12, Công an xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tín dụng trên địa bàn đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời 2 vụ giả danh công an lừa đảo qua điện thoại, giúp người dân tránh mất oan cả tỉ đồng.
Các ngân hàng khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ, số bảo mật CVV, mã xác thực một lần OTP... cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng. Tuyệt đối không quét QR Code hoặc truy cập vào các đường link lạ và không chụp hình ảnh khuôn mặt, chứng minh nhân dân, căn cước công dân trên đường link không chính thống.
Một số đối tượng giả danh cán bộ Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC), yêu cầu mua sách, tài liệu liên quan đến công tác PCCC để lừa đảo trục lợi từ người dân.
Tin tưởng bạn học cũ là Phó Ban tổ chức kiểm tra Tỉnh đoàn Nghệ An, có quan hệ thân thiết với nhiều lãnh đạo tỉnh, nam thanh niên này đã cho vay hơn 9.4 tỷ đồng.
Mới đây, Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã phát đi cảnh báo về các hình thức lừa đảo trực tuyến mới trong thời gian gần đây. Theo đó, sau đây là các thủ đoạn phổ biển đã được cơ quan chức năng đưa ra khuyến cáo.
Theo BHXH TP. Hồ Chí Minh, các đối tượng đã cố tình chỉnh sửa thông tin của các cơ quan BHXH trên các trang tìm kiếm, định vị… để lừa người dân, đơn vị có nhu cầu liên hệ giải quyết công việc, tư vấn chính sách BHXH, tiếp nhận hồ sơ… qua số Hotline giả để thu tiền cước điện thoại với giá cao.
Người phụ nữ 65 tuổi giao dịch được hơn 300 triệu đồng từ một sàn chứng khoán "ảo" trên mạng nhưng không rút được tiền. Sau đó, người này lại lên mạng nhờ hỗ trợ thu hồi tiền và tiếp tục bị lừa 18 triệu đồng.