Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 30/09/2022 20:32 (GMT+7)

Ngày 30/9: Cả nước ghi nhận 1.470 ca COVID-19 mới

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 30/9 của Bộ Y tế cho biết, có 1.470 ca COVID-19 mới, tăng gần 500 ca so với hôm qua; trong ngày có gần 1.000 bệnh nhân khỏi, không có trường hợp nào tử vong.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.479.356 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.008 ca nhiễm).

tm-img-alt
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 948 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.591.865 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 107 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 89 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 7 ca

- Thở máy không xâm lấn: 0 ca

- Thở máy xâm lấn: 11 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Ngày 29/9 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.148 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 622.545.290 ca nhiễm, trong đó 602,361,215 ca khỏi bệnh; 6.547.708 ca tử vong và 13,636,367 ca đang điều trị (39.696 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 581.057 ca, tử vong tăng 1.972 ca.

- Châu Âu tăng 328.187 ca; Bắc Mỹ tăng 70.413 ca; Nam Mỹ tăng 15.799 ca; châu Á tăng 133.898 ca; châu Phi tăng 2.408 ca; châu Đại Dương tăng 30.352 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 10.961 ca, trong đó: Indonesia tăng 2.003 ca, Malaysia tăng 1.867 ca, Thái Lan tăng 839 ca, Philippines tăng 2.413 ca, Singapore tăng 3.431 ca, Myanmar tăng 379 ca, Lào tăng 22 ca, Campuchia tăng 7 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...