Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/12/2020 08:05 (GMT+7)

Nghệ sĩ Chí Tài từng thực hiện thử thách "Đứng một chân" để phát hiện nguy cơ đột quỵ: Động tác này hóa ra có rất nhiều lợi ích sức khỏe

Thử thách "Đứng một chân" mà nghệ sĩ Chí Tài đã thực hiện có những tác dụng gì?

Chiều ngày 9/12, thông tin nghệ sĩ Chí Tài qua đời vì đột quỵ khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và xót thương. Nhìn lại fanpage của Chí Tài, nhiều người càng đau đớn hơn khi chỉ trước đó 3 ngày, nam nghệ sĩ còn tham gia thực hiện thử thách "Đứng một chân trong trạng thái nhắm mắt" để kiểm tra nguy cơ đột quỵ.

Động tác này xuất phát từ nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản) với trên 1.387 người, độ tuổi trung bình 67 cho thấy có đến 95,8% không đứng được quá 20 giây khi giữ thăng bằng 1 phút. Bác sĩ nói: Nếu đứng 1 chân mà không quá 20 giây thì tiềm ẩn nguy cơ cao bị đột quỵ.

Mặc dù kết quả đạt được là "hết sức lo lắng" và thuộc nhóm có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhưng nghệ sĩ vẫn rất lạc quan và nói rằng cần cố gắng để khỏe mạnh hơn nữa. Ông cũng không quên gửi lời thách đấu thưởng thức "món ăn bí mật' giúp phòng ngừa đột quỵ tới đồng nghiệp của mình. Điều này chứng tỏ, nghệ sĩ Chí Tài vô cùng quan tâm đến sức khỏe của bản thân, cũng đã vô cùng cẩn thận khi tìm hiểu về nguy cơ đột quỵ.

Vậy, thử thách "Đứng một chân" mà nghệ sĩ Chí Tài đã thực hiện có những tác dụng gì?

Vậy, thử thách "Đứng một chân" mà nghệ sĩ Chí Tài đã thực hiện có những tác dụng gì?

Động tác "Đứng một chân": Thước đo tình trạng sức khỏe

Còn được gọi là Kim kê độc lập (gà vàng đứng 1 chân), động tác đứng giữ thăng bằng trên một chân tuy nghe qua thì rất đơn giản nhưng trong Đông y và cả Tây y, nó lại là một loại "thước đo" tình trạng sức khỏe. Phương pháp này có thể điều chỉnh mối quan hệ của lục phủ ngũ tạng trở về trạng thái hài hòa và mang lại hiệu quả dưỡng sinh, giữ gìn sức khỏe.

Cách thực hiện động tác "Đứng một chân" như sau:

Đầu tiên, bạn dùng một chân làm trụ. Chân còn lại từ từ nâng cao. Không cần nhắm mắt.

Sau đó, bạn áp lòng bàn chân đang giơ lên này vào mặt trong của chân còn lại, càng lên cao càng tốt. Hai tay đưa ra để giữ thăng bằng, một chân đứng vững trên mặt đất và từ từ nhắm mắt lại. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn di chuyển bàn chân trụ hoặc khi bạn phải đặt chân kia xuống sàn nhà để khỏi té ngã.

Để đạt được hiệu quả dưỡng sinh, bạn nên cố gắng duy trì động tác trong thời gian lâu nhất có thể.

Kết quả nhận được sẽ chính là thang đo sức khỏe thể chất của bạn:

Tiêu chuẩn đối với nam giới:

Từ 30 đến 39 tuổi: Đứng bằng một chân trong 9 giây.

Từ 40 đến 49 tuổi: Đứng bằng một chân trong 8 giây.

Từ 50 đến 59 tuổi: Đứng bằng một chân trong 7 giây.

Từ 60 đến 69 tuổi: Đứng bằng một chân trong 5 giây.

Tiêu chuẩn đối với nữ giới:

Từ 40 đến 49 tuổi: Đứng bằng một chân trong 9 giây.

Từ 50 đến 59 tuổi: Đứng bằng một chân trong 8 giây.

Từ 60 đến 69 tuổi: Đứng bằng một chân trong 7 giây.

Từ 70 đến 79 tuổi: Đứng bằng một chân trong 5 giây.

Lưu ý: Động tác phải được thực hiện khi nhắm mắt, bởi đó là lúc cơ thể chúng ta ở trong tình huống không bị phụ thuộc vào bất kỳ một tác động nào xung quanh.

Những lợi ích sức khỏe khi chăm chỉ thực hiện động tác Kim kê độc lập

Trong cuốn sách về dưỡng sinh vô cùng nổi tiếng "Cầu y bất như cầu kỷ" (Nhờ cậy vào bác sĩ không bằng nhờ cậy chính mình), chỉ trong nửa năm đã tái bản tới 12 lần nói rằng, động tác "Kim kê độc lập" là động tác dưỡng sinh mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc.

Đứng một chân còn là biện pháp dưỡng sinh tốt nhất đối với những người muốn giữ trạng thái cân bằng về thể chất. Theo các chuyên gia Đông y "chân có khỏe, người mới khỏe", nếu chân không đứng vững thì rõ ràng cơ thể không được khỏe mạnh. Hay nói một cách khác, cơ thể không thể giữ thăng bằng nghĩa là lục phủ ngũ tạng đang xuất hiện một vấn đề nào đó. Trong trường hợp này, bài tập đứng một chân chính là giải pháp để lấy lại sự cân bằng.

Ở chân mỗi người có 6 kinh lạc đi qua và chứa rất nhiều huyệt vị quan trọng của cơ thể. Ngoài ra, đây còn là nơi liên kết giữa những bộ phận quan trọng như phổi, thận, gan...

Vì vậy, việc đứng thăng bằng trên 1 chân sẽ giúp những bộ phận của cơ thể trở lại trạng thái cân bằng, giúp tình hình sức khỏe trở nên tốt hơn, cụ thể như sau:

- Ổn định huyết áp: Chỉ cần luyện tập động tác này trong vòng 1 phút mỗi ngày, bạn có thể đạt được những công hiệu tuyệt vời như phòng ngừa tăng huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm khả năng mắc bệnh đãng trí khi về già.

- Tăng khả năng tuần hoàn máu, điều chỉnh thần kinh phòng đột quỵ: Trung tâm Y học thuộc Viện Nghiên cứu Y học Đại học Kyoto (Nhật Bản) từng tiến hành kiểm tra thể chất với những người thường xuyên luyện tập động tác kim kê độc lập trong lúc mở mắt. Trưởng nhóm nghiên cứu Yasushi Tahara cũng khẳng định: Năng lực Kim kê độc lập là yếu tố quan trọng để khảo sát sức khỏe của bộ não.

- Giúp xương chắc khỏe: Thường xuyên luyện tập động tác đứng một chân sẽ tạo điều kiện cho cơ bắp của chúng ta được rèn luyện nên có thể giúp xương cốt chắc khỏe, phòng ngừa hoặc giảm đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?