Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 29/12/2020 03:11 (GMT+7)

Người cha 'một mắt, một tay' chật vật nuôi 3 đứa con thơ: 'Mình ít học nên thiệt thòi rồi, giờ bằng mọi giá sẽ cho các con đi học đầy đủ'

Sau một vụ tai nạn, anh Chương Văn Tin (SN 1982, thôn Tiên Do, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam) chỉ còn 30% sức khoẻ. Vợ anh là trụ cột chính trong gia đình cũng ra đi vĩnh viễn do đuối nước, để lại anh Tin và 3 đứa trẻ mồ côi, bệnh tật.

Người cha tàn tật, chật vật nuôi 3 đứa con thơ

Trước đây, anh Chương Văn Tin (SN 1982, thôn Tiên Do, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam) cũng lành lặn, khoẻ mạnh như bao người khác, hàng ngày anh cùng vợ cặm cụi làm ruộng, trồng đào bán lấy tiền nuôi 3 người con ăn học.

Hàng ngày, bà Thụ thường làm các công việc đồng ruộng quanh nhà và chăm ba đứa con giúp anh Tin.

Trong một lần đi bán đào tại Hà Nội, trên đường trở về anh bất ngờ xảy ra tai nạn nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Một nửa người bên trái của anh bị xe container kéo lê không còn lành lặn. Các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, chắp vá từng phần thịt trên cánh tay nhưng cũng không còn hoạt động được nữa.

"Tổn hại 70% sức khoẻ", bác sĩ nói xong, cả gia đình như chết lặng. Kể từ đó, một mình chị Hương chăm sóc chồng và 3 đứa con nhỏ. Tưởng rằng cuộc sống gắng gượng từng ngày cứ thế trôi qua nhưng vào giữa năm 2019, tại hoạ một lần nữa giáng xuống khiến gia đình anh Tiên kiệt quệ, suy sụp hoàn toàn.

Tuổi cao sức yếu, bà Thụ cũng không kiếm được tiền phụ giúp anh Tin. Mọi kinh phí, tiền chăm nuôi các cháu chỉ mong chờ vào anh Tin chắt chiu trong lúc đi nấu cơm, dọn dẹp thuê.

Ngồi lặng người tại một góc sân cạnh ngôi nhà lạnh lẽo trống rỗng mới được các hội từ thiện, người thân, chính quyền địa phương chung tay xây tặng. Bà Nguyễn Thị Thụ (60 tuổi, mẹ anh Tin), vẫn nhớ như in cái ngày chị Hương gặp nạn.

Bà đau đớn nói: "Hôm đó nó được công ty cho nghỉ lễ nên ở nhà với chồng con, nó tranh thủ chở đứa con ra con sông mò cua, bắt ốc kiếm thêm tiền thì gặp nạn. Người ta gọi cho tôi bảo nó xuống sông rồi không tìm được nữa phải lấy lưới đi kéo để tìm, đứa con thì cứ đứng trên bờ gọi mẹ chẳng được. Kéo lưới tìm mãi rồi người ta mới vớt được nó lên. Đau đớn lắm", bà Thụ nghẹn lại.

Kể từ khi chị Hương mất, mọi gánh nặng đè lên vai anh Tin. Vụ tai nạn làm một mắt trái của anh không còn nhìn được, tay trái cũng không cử động được.

Bà Thụ chỉ mong anh Tin có sức khoẻ, đỡ ốm đau để kiếm tiền nuôi các con của anh.

"Trước còn có vợ nó đi công ty kiếm thêm đồng ra đồng vào, giờ vợ nó mất rồi. Nó thì một mắt, một tay, đi lại còn khó khăn thì làm được gì ra tiền đâu. Đứa con cả năm nay lên lớp 11, thằng thứ 2 đang học lớp 6, đứa con út thì mới lên lớp 3. Chúng nó còn tuổi ăn tuổi học, tôi phận làm bà nên cố gắng thay mẹ chúng nó chăm sóc.

Cuối năm 2019, các mạnh thường quân, bạn bè nó và chính quyền địa phương cũng kêu gọi hỗ trợ xây được cái nhà cho bố con nó có chỗ chui ra chui vào. Cả tháng nay dây điện hỏng cũng không có ai sửa cho được, đành chịu", bà Thụ tâm sự.

Thấy hoàn cảnh anh Tin khó khăn, đầu tháng 7/2020, người chị họ của anh đã tạo điều kiện cho anh đi nấu cơm, dọn dẹp, làm các công việc lặt vặt ở công trường để phục vụ tổ xây dựng tại tỉnh Lạng Sơn.

"Mình ít học nên thiệt thòi rồi, giờ bằng mọi giá sẽ cho các con đi học đầy đủ"

Nhắc về cuộc sống của mình, anh Tin nghẹn lại: "Số phận mình nó như vậy đâu có ai mong muốn đâu. Giờ có muốn làm việc kiếm tiền nuôi các con thì cũng không còn làm được nhiều nữa. Được bà chị nhận cho đi nấu cơm, dọn dẹp việc lặt vặt nên cũng mừng lắm.

Sau vụ tai nạn, anh Tin bị tổn thương 70% sức khoẻ, anh được người chị họ nhận cho đi làm công việc nấu ăn, dọn dẹp, kiếm thêm thu nhập.
Dù mới học lớp 3 nhưng Phúc vẫn thường phụ bà xới cỏ, ngoan ngoãn và không bao giờ đòi bà, bố mua cho cái gì.

Các cháu giờ gửi cho bà nội chăm sóc. Tôi kiếm được đồng nào tích góp gửi về để bà nuôi các cháu. Thằng con thứ 2 từ khi sinh ra cũng yếu phải đi viện thường xuyên, mình cứ cố gắng được ngày nào hay ngày đó thôi", anh Tin nghẹn lại.

Hoàn cảnh khó khăn nhưng anh Tin vẫn quyết phải bằng mọi giá kiếm tiền cố gắng cho các con đi học đầy đủ: "Ngày trước mình ít học nên thiệt thòi. Giờ mình biết rồi phải bằng mọi giá cho các con đi ăn học đầy đủ, sau này chúng nó đỡ khổ. Đời mình thiệt thòi khổ là đủ rồi", anh Tin tâm sự.

Từ khi sinh ra, cậu con trai thứ 2 là Chương Việt Hoàng cũng không được khoẻ mạnh, thường hay đau ốm, nhập viện.

Hàng ngày, 3 người con của anh Tin được bà chăm sóc cho đi học. Tối đến, do nhà điện bị hỏng nên 3 đứa lại dắt nhau sang bà nội bật đèn học. Tối đến, 3 chị em lại đưa nhau về nhà ngủ, trông nhà.

Đi học về, thấy có khách đến nhà, cậu bé Chương Hoàng Phúc (học lớp 3, con út anh Tin) lễ phép chào hỏi. Học lớp 3 nhưng Phúc hiểu hoàn cảnh gia đình mình, Phúc nói: "Bố con đi làm xa rồi, con về nhà rồi tối sang bà nội. Con thương bố lắm, thương cả bà nội nữa. Con cũng thích quần áo mới, quần con rách rồi nhưng con không đòi bà và bố. Bố con hết tiền rồi", cậu bé nói.

Giờ đây, anh Tin chỉ mong có sức khoẻ, không ốm đau để đi làm kiếm tiền nuôi 3 người con khôn lớn, ăn học nên người.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.