Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 23/12/2020 02:35 (GMT+7)

Nhiều giảng viên các trường ĐH Top đầu trong nước nằm trong danh sách sử dụng bằng giả do ĐH Đông Đô cấp

Mới đây, danh tính nhóm người sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô đã được hé lộ, trong đó đáng chú ý là có nhiều học viên, giảng viên, nghiên cứu sinh của một số trường đại học, học viện top đầu trong nước.

Liên quan đến sự việc trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả gây xôn xao trong ngành giáo dục cũng như dư luận những tháng vừa qua thì mới đây, nhiều chuyên gia đã nêu lên ý kiến và cho rằng, cần công khai danh tính những người sử dụng bằng giả của trường ĐH Đông Đô. 

Có cần công khai danh tính người sử dụng bằng giả ở ĐH Đông Đô hay không vẫn đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Mới đây, Tiền Phong bất ngờ hé lộ danh tính nhóm người sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô, trong đó đáng chú ý là có nhiều học viên, giảng viên, nghiên cứu sinh của một số trường đại học, học viện top đầu trong nước.

Cụ thể: "Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 8 trường hợp, ĐH Quốc gia 5 trường hợp, ĐH Huế và Học viện Báo chí - Tuyên truyền mỗi đơn vị có 4 trường hợp… Thống kê từ hơn 20 trường ĐH trên cho thấy, có khoảng vài chục trường hợp sử dụng văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của ĐH Đông Đô. Riêng ĐH Huế, ngoài 4 trường hợp làm nghiên cứu sinh hoặc cao học, theo tài liệu mà Tiền Phong có được, còn có 2 giảng viên trường ĐH Luật (thuộc ĐH Huế) trúng tuyển năm 2018 vào lớp Ngôn ngữ Anh văn bằng 2 của trường ĐH Đông Đô. ĐH Quốc gia cũng có 1 giảng viên trúng tuyển vào lớp này".

Trường ĐH Đông Đô.

Tiền Phong dẫn lời GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nói rằng, trường chưa biết xử lý các trường hợp sử dụng bằng giả của trường ĐH Đông Đô như thế nào nên đang chờ quyết định của các cấp có thẩm quyền.

Trao đổi với báo Thanh Niên, GS Trương Nguyện Thành (ĐH Utah, Mỹ) cho biết, ở Mỹ, việc mua bán bằng cấp là tội hình sự. “Tôi ủng hộ việc công khai danh tính những người mua bằng của trường ĐH Đông Đô để chuyện này không thể xảy ra trong tương lai nữa”, GS Trương Nguyện Thành cho biết.

TS Hoàng Ngọc Vinh - Nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT cho rằng khi đã biết chính xác số lượng người được cấp bằng mà không qua đào tạo ở trường ĐH Đông Đô, tiếp theo hoàn toàn có thể xác định danh tính. Việc đối chiếu, kiểm tra có thể dựa trên nhiều dữ liệu như phiếu thu tiền đầu vào, quyết định cấp bằng, danh sách in bằng...

Theo TS Vinh, nên công khai danh tính với những trường hợp biết cái sai ở trường nhưng vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua bằng. Thậm chí có thể liệt kê cả cơ quan, trường học mà những người này mua bằng để “chạy” vào. Với những trường hợp không biết chất lượng giảng dạy kém - những người bị lừa - thì không nên công khai. TS Vinh cho rằng công khai ở đây là để răn đe, nhưng trước đó phải được phân loại và phân tích kỹ lưỡng.

Cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới về giáo dục, ngân hàng bắt đầu có hiệu lực
Từ hôm nay (ngày 20/11/2024), hàng loạt chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục, ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành như: Quy định mới về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; siết chặt quản lý liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; quy định mới về mức lãi suất; quy định mới về các hình thức tiền gửi rút trước hạn;...
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Phong tỏa tài khoản thanh toán không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính mà còn là công cụ để xử lý các vấn đề pháp lý hiệu quả. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định rõ các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...