Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 10/11/2020 07:58 (GMT+7)

Sắp không còn cảnh ‘thi nhau đi học’ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

“Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về ngạch công chức, hạng viên chức. Theo đó, sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học thôi”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 09/11, Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân rằng: Có rất nhiều cử tri đã theo dõi và những kỳ họp trước Bộ trưởng đề cập đến là sẽ sớm bỏ những chứng chỉ liên quan đến việc viên chức phải thi như chứng chỉ ngoại ngữ.

“Đến bao giờ thì việc này sẽ được thực hiện để loại bỏ tình trạng phải thi nhau đi học các chứng chỉ ngoại ngữ để hoàn thành chứng chỉ viên chức”, Đại biểu Chiến hỏi.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, trong quá trình triển khai Luật sửa đổi Luật Cán bộ, Luật Viên chức, các nghị định của Chính phủ đã tập trung cho xem xét giảm bớt các thủ tục trong việc tuyển dụng, quản lý, thi nâng ngạch thăng hạn viên chức, kể cả quá trình bổ nhiệm cán bộ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Theo ông Tân, về tuyển dụng, lần này nghị định của Chính phủ đã quy định, đối với trường hợp khi tốt nghiệp các bằng chuyên môn đã chuẩn về đầu ra ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ Giáo dục, ví dụ như ngoại ngữ thuộc về trình độ bậc 3 thì không cần yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ.

“Nếu trường đại học đào tạo chuẩn rồi thì không cần nữa. Tương ứng, những người thi tuyển, thi nâng ngạch, mà thuộc đối tượng được miễn tin học, ngoại ngữ thì không cần phải nộp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ nữa”, Bộ trưởng Tân nhấn mạnh.

Để thực hiện vấn đề này, theo Bộ trưởng Tân, nghị định giao cho các bộ quản lý chuyên ngành về cán bộ, công chức, viên chức ban hành thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức, trong đó có quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ theo từng vị trí việc làm.

“Có những vị trí không cần trình độ cao thì không cần phải quy định, những vị trí cần có trình độ ngoại ngữ cấp bậc cao hơn thì chúng ta quy định trong từng vị trí việc làm”, Bộ trưởng Tân cho hay.

Bộ trưởng khẳng định: “Để tiến tới bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức thì Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ ngành sửa đổi các tiêu chí về ngạch công chức, viên chức. Theo đó, sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học thôi, thể hiện trên các kỳ thi trên máy vi tính”.

Trong thời quan qua, Bộ Nội vụ cũng phối hợp với Bộ GD&ĐT ban hành các thông tư sửa đổi về chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mần non, phổ thông công lập. Theo đó, cũng không quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Về công tác bổ nhiệm cán bộ, Bộ trưởng Tân cho hay, trước đây, ông đã nói khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thì phải có 7 văn bằng, chứng chỉ thì nay tập trung chủ yếu trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước.

“Đây là ba chứng chỉ cơ bản khi đề bạt bổ nhiệm cán bộ, còn văn bản chứng chỉ khác chỉ phục vụ trong quá trình đào tạo tiếp theo”, Bộ trưởng Tân thông tin thêm.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới