Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 23/02/2024 17:28 (GMT+7)

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế

Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trong đó dự thảo đề xuất điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan và thực tiễn.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tếẢnh minh họa.

Việc điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nhằm tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế hướng đến bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân; bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của quy định pháp luật về bảo hiểm y tế với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các lĩnh vực liên quan khác.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế đã được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế để phù hợp với thực tiễn thực hiện Luật thời gian qua.

Trong đó sửa đổi để làm rõ hơn nội hàm của các đối tượng như:

- Học viên Công an nhân dân tại điểm a khoản 3 bao gồm học viên người Việt Nam và người nước ngoài, con của liệt sỹ tại điểm i khoản 3 bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, tách đối tượng cựu sỹ quan công an nhân dân nghỉ hưu trong nhóm đối tượng hưu trí tại điểm a khoản 2 thành 01 nhóm đối tượng riêng để điều chỉnh mức hưởng cho đồng bộ với mức hưởng của đối tượng cựu chiến binh.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 5 về nhóm tự đóng bảo hiểm y tế, trong đó bổ sung người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình.

- Pháp điển hóa, cập nhật các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế đã được quy định tại các Nghị định của Chính phủ vào nhóm đối tượng tại khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế. Đây là các nhóm đối tượng đã được quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đã thực hiện ổn định trong thời gian qua như: Người dân các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu dân cư về cư trú.

- Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 12 về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang trình Quốc hội ban hành, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương; Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh.

Đồng thời bổ sung người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam; Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại điểm c, d Khoản 1 Điều 12.

Theo Bộ Y tế, việc lựa chọn giải pháp nêu trên, về kinh tế, tác động tích cực là việc quy định bổ sung người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh; Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể giúp duy trì và tăng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ đó tăng nguồn thu cho Quỹ bảo hiểm y tế, tăng nguồn kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cũng theo Bộ Y tế, giải pháp trên không có tác động tiêu cực đến Nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế… Việc điều chỉnh bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ tăng áp lực tài chính cho họ. Tuy nhiên, so với lợi ích được bảo đảm chi trả chi phí khi ốm đau thì số tiền tham gia bảo hiểm y tế nhỏ hơn rất nhiều.

Về xã hội, bảo đảm chính sách an sinh xã hội, duy trì và từng bước tăng mức bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân.

Về sức khỏe, tăng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của một số đối tượng có thể dẫn đến cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng sức lao động và với chất lượng sức khỏe được nâng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều thu nhập cho bản thân và xã hội.

Về việc làm, tăng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả sẽ góp phần làm tăng cung ứng dịch vụ y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đó tăng việc làm, nguồn thu nhập, chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế. Các lĩnh vực liên quan có thể tăng việc làm do tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa đi theo nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.

Về giảm nghèo, việc ban hành chính sách cũng có tác động đến giảm nghèo thông qua hạn chế chi từ tiền túi của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tăng thêm do tăng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế và được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó, việc tăng sức khỏe và cơ hội việc làm cũng sẽ giúp người dân tạo thêm nhiều thu nhập cho bản thân và xã hội.

Giải pháp có tác động tích cực đối với hệ thống pháp luật, bảo đảm được tính thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội; hoàn thiện hơn và khắc phục được khoảng trống và những hạn chế của pháp luật hiện hành và chỉ phát sinh chi phí ban hành văn bản hướng dẫn. Việc cập nhật các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế đang được quy định tại các Nghị định của Chính phủ vào dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính pháp lý cao hơn về việc tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng này.

Giải pháp được lựa chọn có tác động duy trì và tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế.

Cùng chuyên mục

Công bố kế hoạch thanh tra các đơn vị kinh doanh vàng
Ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Quyết định số 324/QĐ - TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin về "sư Thích Minh Tuệ"
Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 16/5 đã có gửi văn bản tới các Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu về công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn.

Tin mới

Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin về "sư Thích Minh Tuệ"
Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 16/5 đã có gửi văn bản tới các Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu về công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn.
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
Chúng ta biết, việc ăn đúng giúp chế độ duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường máu do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng. Người bệnh đái tháo đường nên ăn chính vào bữa ăn sáng, trung bình vào bữa ăn trưa, ăn nhẹ vào bữa ăn tối (mức độ dựa vào lượng tinh bột - mức carbohydrates). Với bữa ăn phụ cần hợp lý với giai đoạn bệnh, nghề nghiệp và thói quen dinh dưỡng.