Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 20/10/2022 07:40 (GMT+7)

Tại sao các cung nữ xưa lại 'chê' không muốn Hoàng đế thị tẩm?

Những tưởng cung nữ trong cung đều mong mỏi được 1 lần Hoàng đế chú ý đến. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Nhiều người cho rằng được Hoàng đế chọn thị tẩm chính là khao khát của hàng nghìn cung nữ. Bởi cung nữ vốn có địa vị thập kém trong cung, nếu được Vua chọn trúng và làm hài lòng ngài thì chẳng khác nào "một bước lên tiên", có cơ hội trở thành Phi tần, sống trong nhung lụa. Nhưng đó chỉ là số ít cung nữ tham vọng mà thôi. Thực tế thì ngược lại, hầu hết nữ nhân hầu hạ trong cung đều cảm thấy sợ hãi, thậm chí là từ chối nếu được Hoàng đế chọn thị tẩm. Vậy lý do vì sao họ lại sợ hãi đến vậy? Theo sử sách ghi chép lại, có nhiều lý do khiến cung nữ chẳng mặn mà ở bên bệ hạ.

Tại sao các cung nữ xưa lại 'chê' không muốn Hoàng đế thị tẩm? Ảnh 1

Thứ nhất, chính bản thân cung nữ cũng hiểu rõ địa vị của mình. Vốn không vào cung với mục đích tuyển chọn làm phi mà để phục vụ, hầu hạ cho những người quyền lực. Mơ tưởng một ngày sánh ngang với các tú nữ, trở thành thê thiếp của Hoàng đế là điều quá xa vời. Chưa kể nếu cung nữ có quan hệ với Hoàng đế nhưng không làm người hài lòng sẽ có kết cục bi thảm. Đẩy vào lãnh cung tiếp tục là kẻ hầu, bị xem thường, gièm pha, sống cô đơn cho đến hết cuộc đời.

Tại sao các cung nữ xưa lại 'chê' không muốn Hoàng đế thị tẩm? Ảnh 2

Ngoài ra, việc cạnh tranh với 3000 phi tần, mĩ nữ trong cung là điều không tưởng đối với cung nữ. Các Phi tần ít nhiều cũng được Hoàng đế để mắt một lần, có địa vị cao trong cung. Nếu việc cung nữ được chọn để thị tẩm nhưng không được sủng, chắc chắn các Phi sẽ không để yên cho nàng cung nữ. Thậm chí là có thể mất mạng như chơi bởi những chiêu hãm hại đáng sợ trong cung. Chính vì vậy, nhiều cung nữ chỉ muốn yên phận làm việc của mình.

Tại sao các cung nữ xưa lại 'chê' không muốn Hoàng đế thị tẩm? Ảnh 3

Hơn nữa, nếu cung nữ may mắn được Hoàng đế để mắt, thậm chí là mang long thai, số phận cũng chưa chắc được hạnh phúc trọn đời. Đặc biệt là những cung nữ có xuất thân thấp kém, không có chỗ dựa vững chắc. Họ chỉ có điểm dựa duy nhất là Hoàng đế nhưng nếu vị vua này qua đời, số phận của họ trở nên như "đèn treo trước gió". Cung nữ sẽ phải đối mặt với 2 con đường: Hoặc bị tuẫn táng theo Hoàng đế hoặc phải lên chùa xuất gia.

Tại sao các cung nữ xưa lại 'chê' không muốn Hoàng đế thị tẩm? Ảnh 4

Ngoài ra, nguyên nhân quan trọng nhất khiến các cung nữ "chê", không muốn Hoàng đế thị tẩm chính là nỗi căm ghét của họ với chủ nhân nơi hoàng cung. Không cần nói cũng biết, cung nữ mỗi ngày phải làm việc cật lực thế nào để phục vụ chủ nhân nhưng chưa chắc họ đã được hậu đãi xứng đáng. Nhiều cung nữ thậm chí còn bị bạc đãi, kinh miệt từ chính chủ nhân của mình.

Không chỉ phải phục vụ từ những việc nhỏ nhất cho chủ nhân như vệ sinh, ăn uống, những cung nữ còn phải đảm nhiệm vô vàn những công việc lớn nhỏ khác. Thậm chí có có cung nữ phải làm toàn bộ những công việc cực nặng nhọc trong suốt một ngày, đến đêm muộn còn không kịp ăn.

Tại sao các cung nữ xưa lại 'chê' không muốn Hoàng đế thị tẩm? Ảnh 5

Nỗi oán hận này của cung nữ từng được sử sách ghi lại minh chứng là cuộc nổi loại của cung nữ thời nhà Minh. Lúc đó Hoàng đế Minh Thế Tông (niên hiệu Gia Tĩnh) suýt bị nhóm cung nữ ám sát. Nguyên nhân của phi vụ ám sát này là vì các cung nữ không thể chịu nổi sự bạc đãi khủng khiếp của Minh Thế Tông được nữa.

Vào thời phong kiến, việc ám sát hoàng đế là một chuyện kinh thiên động địa. Người làm ra việc này chắc chắn cũng không được chết một cách dễ dàng. Những cung nữ đó đã phải đối mặt với hình phạt tàn khốc bậc nhất: lăng trì. Sau khi trải qua 3 nghìn nhát cắt trên thân thể, họ mới thật sự chết đi sau quá trình hành hình cực kì đau đớn.

Cùng chuyên mục

Tốc độ "xanh hoá" tại Nam Cực ở ngưỡng báo động
Một số vùng Nam Cực băng giá đang hình thành thảm thực vật xanh mướt với tốc độ đáng báo động trong bối cảnh khu vực này cũng bị tác động từ các đợt sóng nhiệt, dấy lên mối lo ngại về sự thay đổi cảnh quan trên lục địa rộng lớn này.

Tin mới

Cảnh báo thủ đoạn giả danh Công an lừa đảo định danh biển số xe
Điểm chung là các đối tượng gọi điện đến giới thiệu là cán bộ đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Quảng Ninh) và yêu cầu công dân cung cấp các thông tin cá nhân và mang giấy tờ đến đơn vị để làm thủ tục định danh biển số xe. Sau đó, đối tượng lừa đảo gợi ý có thể thực hiện thủ tục trực tuyến. Nếu người dân đồng ý, đối tượng gửi những đường link chứa mã độc để đánh cắp thông tin của công dân và chiếm đoạt tài sản.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.