Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 30/08/2021 14:05 (GMT+7)

Tại sao vaccine Covid-19 được tiêm vào bắp tay chứ không phải tĩnh mạch?

Hàng loạt các loại vaccine Covid-19 như AstraZeneca và Pfizer đều được tiêm vào bắp tay, mà không phải các bộ phận khác như tĩnh mạch hay mũi.

Khác với lớp mỡ ngay dưới da, cơ bắp “có nguồn cung cấp máu tuyệt vời để giúp phân tán vaccine”, trích lời Joanna Groom, một nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Viện Walter và Eliza Hall.

Các cơ chứa và thu nhận các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào đuôi gai, chúng sẽ nhanh chóng hấp thụ kháng nguyên và giữ chúng trên bề mặt như “lá cờ”. Tiếp đến, tế bào đuôi gai di chuyển vào hạch bạch huyết.

Ở đó, chúng gặp các tế bào T và tế bào B, những tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tế bào đuôi gai sẽ giương “lá cờ” cho đến lúc tìm thấy những tế bào nhận ra kháng nguyên, bắt đầu sản xuất kháng thể.

Tại sao vaccine Covid-19 được tiêm vào bắp tay chứ không phải tĩnh mạch?

“Đối với vaccine Covid-19, sự khuếch đại đó giúp chúng ngăn chặn các protein đột biến của SARS-CoV-2, khiến virus không còn cơ hội xâm nhập vào tế bào, đồng thời hình thành 'ký ức' chống lại mầm bệnh", Groom nói.

Cơ bắp đóng vai trò như “kho lưu trữ” nơi vaccine có thể tồn tại và được sử dụng trong thời gian dài hơn.

Theo Groom, điều này cho phép kéo dài thời gian đào tạo hệ thống miễn dịch, từ đó dẫn đến việc kích hoạt hệ thống miễn dịch tối ưu.

Trong khi đó, vaccine được tiêm trực tiếp vào máu rất dễ bị phân hủy trước khi đến được hạch bạch huyết vì những tế bào miễn dịch không đặc hiệu khác. "Cơ bắp giúp khoanh vùng và giảm thiểu phản ứng bất lợi, nên nó an toàn hơn”, Tiến sĩ Groom cho biết.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới