Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 31/08/2023 09:05 (GMT+7)

Tất tần tật những vấn đề liên quan đến luật lao động Việt Nam

Bạn là người đang làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức hoặc chuẩn bị ký hợp đồng lao động. Khi bắt đầu những việc đó, bạn nhận ra bản thân chưa thực sự hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến luật lao động để đảm bảo tối đa quyền lợi của bản thân. Vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật những vấn đề liên quan đến luật lao động cho bạn tham khảo.

Các đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Đối tượng điều chỉnh của luật lao động gồm:

- Mối quan hệ lao động ghi rõ trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, cụ thể là:

- Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các hợp tác xã.

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư tại nước ngoài.

- Các gia đình, cá nhân sử dụng nguồn lao động tại Việt Nam.

- Mối quan hệ giữa tập thể lao động với người sử dụng nguồn lao động.

- Mối quan hệ về việc làm giữa người lao động cùng các chủ thể khác như chủ sử dụng lao động, tổ chức, cá nhân có liên quan, đơn vị hành chính nhà nước.

- Quan hệ về học nghề giữa người lao động, người sử dụng nguồn lao động, quan hệ học nghề xã hội phát sinh giữa một người với các cơ sở dạy nghề mà trong đó hai bên không có mục đích từ trước tạo lập quan hệ lao động.

- Quan hệ giữa đại diện người sử dụng lao động với đại diện của những người lao động.

capture3-1693438114.JPG

- Quan hệ về giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng lao động.

- Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động.

- Quan hệ về đình công và giải quyết đình công giữa người lao động, người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước.

Nguyên tắc trong hợp đồng lao động Việt Nam

Bất kỳ bộ luật nào cũng sẽ có những nguyên tắc riêng của mình nhằm đảm bảo quyền lợi đặc trưng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân. Bộ luật lao động Việt Nam (labour law of vietnam) cũng không ngoại lệ. Các nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng lao động Việt Nam là:

Nguyên tắc tự do

Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ đối tượng sử dụng nguồn lao động nào, bất kỳ nơi nào mà pháp luật không ngăn cấm. Ngoài ra, được tự do lựa chọn việc làm theo khả năng, sở thích của mình. Có thể tự mình lựa chọn hoặc nhờ sự hỗ trợ của các cơ sở, trung tâm dịch vụ việc làm để chọn việc làm phù hợp.

Pháp luật cũng không ngăn cấm người lao động ký kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động với một hoặc nhiều bên sử dụng nguồn lao động. Ngoài ra, dù làm việc trong thành phần kinh tế khác nhau, thì quyền lợi của người lao động cũng như nhau, không có sự phân biệt đối xử với bất kỳ trường hợp nào.

Chế độ bảo hiểm xã hội cũng được thống nhất cho mọi người lao động tham gia quan hệ lao động. Theo đó, người lao động có quyền tự mình chấm dứt các quan hệ lao động để tham gia vào một quan hệ lao động khác theo đúng trình tự và thủ tục luật pháp quy định.

Người sử dụng nguồn lao động được tự do quyết định tuyển dụng người lao động vào thời gian nào, về số lượng lao động được tuyển dụng, các điều kiện tuyển chọn, vị trí tuyển dụng, phỏng vấn, thi tuyển,... Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng tự do quyết định mức lương sẽ trả, thời gian làm việc tương ứng với mỗi vị trí tuyển dụng.

Nguyên tắc bảo vệ người lao động

Trong mối quan hệ giữa người lao động và bên sử dụng nguồn lao động luôn tồn tại sự bất bình đẳng. Người lao động cần phải thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả khi điều kiện làm việc, môi trường không thuận lợi. Người sử dụng lao động có quyền quản lý và người sử dụng lao động phải chấp hành theo nghĩa vụ. Từ những vấn đề trên cần đặt ra yêu cầu bảo vệ người lao động.

a4-1693438130.jpg

Trong quá trình lao động, người lao động cần được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sự uy tín. Người sử dụng lao động, các chủ thể khác cần phải tôn trọng, đối xử đúng đắn kể cả khi người lao động vi phạm kỷ luật.

Nguyên tắc kết hợp các chính sách xã hội

Trong luật lao động Việt Nam có nêu rõ nội dung kinh tế như thu nhập, lợi nhuận,...; nội dung xã hội như việc làm, đảm bảo đời sống của người lao động,... Chính vì vậy, luật lao động cần kết hợp hai chính sách kinh tế và xã hội để các chính sách này bổ sung cho nhau, điều chỉnh hài hòa các mối quan hệ trong xã hội. Sự kết hợp này được thể hiện rõ trong chế định về việc làm, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội cũng như hợp đồng lao động,...

Hy vọng, nội dung chia sẻ luật lao động tổng hợp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ luật này. Từ đó, thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công việc.

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...