Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 19/10/2021 10:00 (GMT+7)

Thanh Oai (Hà Nội): Dân khốn khổ vì Hạ tầng kỹ thuật tại các khu đất đấu giá thiếu đồng bộ

Người dân ở một số xã thuộc huyện Thanh Oai khốn khổ khi mua đất thuộc các dự án đấu giá QSDĐ thiếu đồng bộ HTKT do không có hạng mục điện. Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Oai có dấu hiệu “đẩy” trách nhiệm cho Công ty điện lực.

Hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ tại các khu đất đấu giá

Vừa qua, Ban biên tập Môi trường Đô thị và Việt Nam nhận được nhiều phản ánh của người dân ở một số xã thuộc huyện Thanh Oai về việc thiếu đồng bộ Hạ tầng kỹ thuật (HTKT) tại các khu đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) do UBND huyện Thanh Oai làm chủ đầu tư. Người dân bức xúc vì hệ thống điện dân dụng không được lắp đặt đồng bộ, dẫn đến hàng trăm hộ dân khi xây nhà phải tự tìm cách đấu nối để có điện sinh hoạt.

tm-img-alt
Dự án đấu giá QSDĐ thuộc xã Liên Châu không có hạ tầng về điện

Theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, việc này xảy ra ở nhiều xã của huyện Thanh Oai thuộc các dự án khu Mộc Dưới thôn Châu Mai, Khu Dộc, xã Liên Châu và khu Cửa Đình Mả tre 4, thôn Sinh Quả, xã Bình Minh.

Từ nhiều năm trước, hàng trăm hộ dân đã mua đất ở trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất đấu giá QSDĐ do UBND huyện Thanh Oai làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến khi người dân tiến hành xây dựng nhà ở mới “tá hỏa” vì hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) chỉ có hệ thống thoát nước, hệ thống giao thông, mà không hề có hệ thống điện dân dụng.

Hiện nay, tại các khu đất đấu giá này đã có nhiều hộ gia đình xây nhà ở và đưa vào sử dụng. Nhưng do không có hệ thống điện nên các hộ dân đã tự tìm cách khắc phục bằng cách đấu nối nhờ với các hộ dân gần khu đấu giá. Họ phải tự làm cột điện tạm thời bằng cột sắt mỏng hoặc tre gỗ lỏng lẻo để kéo điện về nhà mình. Điều này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra các sự cố về điện.

tm-img-alt
Người dân phải tự làm cột điện tạm thời bằng cột sắt mỏng hoặc tre gỗ lỏng lẻo để kéo điện về nhà.

Trao đổi với PV, Ông Nguyễn.V. H (một người dân trú tại thôn Châu Mai, xã Liên Châu) bức xúc cho biết, năm 2018, ông đã mua đất đấu giá tại Khu Mộc Dưới, thôn Châu Mai, xã Liên Châu. Đến thời hiện tại khu vực này cũng không có hệ thống điện, gia đình ông H phải đấu nối nhờ đường điện của hộ dân gần đó. Vậy nhưng ông H vô cùng bức xúc khi người của Công ty Điện lực Thanh Oai không đồng ý cho gia đình ông đấu nối Uh như vậy. Ông H còn cho biết giữa ông và người của Công ty điện lực Thanh Oai đã nhiều lần xảy ra xô xát về vấn đề này. Ông H cũng đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị ý kiến lên xã, huyện và Công ty điện lực Thanh Oai nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Cũng là người có đất và đang xây dựng nhà tại khu đất đấu giá khu Dộc, thôn Từ Châu, xã Liên Châu (Thanh Oai – Hà Nội), ông Hoàng.A cho biết, thời điểm người dân nhận được thông báo về việc mời tham gia đấu đất tại đây, khu vực này mới chỉ đang san lấp kè đá xung quanh. Ông Hoàng.A cũng như những người khác vẫn nghĩ rằng cơ sở hạ tầng sẽ được đầu phía Chủ đầu tư là UBND huyện Thanh Oai xây dựng đầy đủ. Vậy nhưng đến bây giờ khi tiến hành xây nhà ông Hoàng.A mới biết khu đất đấu giá này không có hệ thống điện.

Ông Hoàng.A cũng bày tỏ băn khoăn về việc cũng là đất đấu giá, nhưng khu đất đấu giá thuộc thôn Ngọc Đình, xã Hồng Dương (giáp danh xã Liên Châu) lại được đầu tư xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng gồm hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước. Ông Hoàng.A cũng như hàng trăm người dân có đất tại khu đất đấu giá khác vẫn luôn thắc mắc tại sao lại có sự không đồng bộ như vậy? Và đơn vị nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề thiếu đồng bộ HTKT cho người tại các khu đất đấu giá trên địa bàn huyện Thanh Oai.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Để có thông tin cụ thể đồng thời giải quyết băn khoăn, vướng mắc cho người dân, PV đã liên hệ làm việc với UBND huyện Thanh Oai.

Ngày 14/10/2021, PV được giới thiệu làm việc với bà Nguyễn Thị Huyền Thanh – Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai. Một điều lạ là trong buổi làm việc, thay vì tiếp nhận nội dung phản ánh và trả lời những câu hỏi trong nội dung làm việc mà PV đã gửi trước đó cho UBND huyện Thanh Oai, thì bà Thanh lại nói ý rằng nội dung PV đang tìm hiểu chỉ là “vấn đề nhỏ”, “các em tìm hiểu viết bài làm gì cho mất công”, “chẳng có uẩn khúc gì đâu”. Đồng thời bà Thanh cũng gợi ý về việc sẽ giới thiệu cho PV nhiều khu đất đấu giá đẹp nếu PV có nhu cầu đầu tư Bất động sản. Chỉ đến khi PV nhắc lại mục đích và nội dung của buổi làm việc, bà Thanh mới lúng túng trả lời những vấn đề PV đang tìm hiểu.

tm-img-alt
Người dân đã xây nhà và đưa vào sử dụng nhưng không có hệ thống HTKT hạng mục điện.

Liên quan đến việc không đồng bộ HTKT tại các khu đất đấu giá PV phản ánh, bà Thanh cho biết: Việc xây dựng HTKT về điện thì phía điện lực là đơn vị truyền tải phải thực hiện việc đó.

Đồng thời, PV hỏi Quyết định Chủ trương đầu tư của UBND huyện Thanh Oai về các dự án trên có hay không quy hoạch HTKT hạng mục điện, nhưng bà Thanh không trả lời và cho rằng vấn đề này do bên Công ty Điện lực và người dân phải thực hiện “Điện lực là Công ty kinh doanh không đầu tư thì ai đầu tư…!”

Tuy nhiên, cũng trong buổi làm việc bà Thanh cung cấp thông tin có sự mâu thuẫn: “Các dự án bên chị thì có quy hoạch HTKT về điện (PV) nhưng việc đầu tư là thuộc trách nhiệm của bên điện lực và người dân”.

Như vậy, có thể thấy bà Huyền Thanh có dấu hiệu “đẩy” trách nhiệm cho Công ty điện lực Thanh Oai và người dân.

Trao đổi thêm về việc người dân tự đấu nối đường điện bà Thanh và ông Tuấn – Phó Giám đốc TTPTQĐ cho biết “việc này người dân phải làm vì dân không mất tiền, nên giờ dân phải đóng góp vào để làm là “chuyện bình thường”.

Kết thúc buổi làm việc, bà Thanh trao đổi ngay ngày hôm sau sẽ cung cấp cho PV những văn bản, giấy tờ, hồ sơ liên quan đến các dự án trên.

Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ bà Huyền Thanh báo bận họp nên không thể cung cấp được, phải báo cáo xin ý kiến lãnh đạo.

Phải chăng trong hồ sơ của các dự án mà PV đang tìm hiểu có gì khuất tất, khiến vị Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai phải vòng vo tìm cách “giấu nhẹm đi”?

Dư luận đặt ra câu hỏi, nếu những Dự án này có quy hoạch HTKT hạng mục điện và so sánh với thực tế hiện trạng các công trình thiếu đồng bộ HTKT và đã được người dân đưa vào sử dụng nhiều năm qua. Vậy kết quả nghiệm thu công trình liệu có đúng với quy định của pháp luật? Trong đó có trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan.

Cùng chuyên mục

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Quy định về tách thửa đất, hợp thửa đất
Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV. Trong đó, quy định về tách thửa đất, hợp thửa đất có nhiều điểm mới. 
Đối tượng có thể được bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư
Đối tượng có thể thuộc diện được bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm: Cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác...

Tin mới

Công ty Quang Minh: Vốn 40 tỷ đồng, liên tục trúng thầu tại Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc
Với vốn điều lệ chỉ 40 tỷ đồng, Công ty Quang Minh đã tham gia 52 gói thầu, trúng 51 gói, 1 gói chưa có kết quả với tổng giá trị trúng thầu lên đến 7.511.804.495.860. Tất cả các bên mời thầu đều thuộc hệ sinh thái Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc. Tỷ lệ tiết kiệm chỉ là 0,27%.