Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 20/07/2024 11:53 (GMT+7)

Thêm hy vọng về khả năng chữa khỏi bệnh HIV/AIDS

Ngày 18/7, các bác sĩ cho biết, một bệnh nhân nam, được gọi là “bệnh nhân Berlin tiếp theo”, có thể là người thứ 7 được chữa khỏi HIV/AIDS một cách hiệu quả sau khi được ghép tế bào gốc.

tm-img-alt

Người đàn ông 60 tuổi mang quốc tịch Đức được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2009. Vào năm 2015, “bệnh nhân Berlin tiếp theo” được ghép tủy xương để hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu (một loại ung thư máu). Mặc dù nguy cơ tử vong là 10% khi sử dụng biện pháp này song đây lại được coi là phương thức hữu hiệu để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của người bệnh. Vào cuối năm 2018, bệnh nhân này ngừng sử dụng thuốc kháng virus - loại thuốc làm giảm tải lượng HIV trong máu.

Các nhà nghiên cứu cho biết gần 6 năm sau, virus HIV không còn tồn tại trong máu của bệnh nhân và cũng không còn dấu hiệu của bệnh bạch cầu.

Christian Gaebler, bác sĩ, nhà nghiên cứu tại bệnh viện đại học Charite ở Berlin là người đang điều trị cho bệnh nhân nói trên. Bác sĩ cho biết nhóm nghiên cứu không thể khẳng định “hoàn toàn chắc chắn” rằng mọi dấu vết cuối cùng của virus HIV đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, bệnh nhân cảm thấy khỏe và trường hợp này làm dấy lên hy vọng về khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV/AIDS.

Sự kiện này được công bố trước khi diễn ra Hội nghị quốc tế lần thứ 25 về HIV/AIDS được tổ chức tại thành phố Munich của Đức vào tuần tới.

Trước đó, ông Timothy Ray Brown - còn được biết đến với biệt danh “bệnh nhân Berlin” - là người đầu tiên được tuyên bố khỏi bệnh HIV/AIDS vào năm 2008. Tuy nhiên, vào năm 2020, ông Brown đã qua đời vì một căn bệnh ung thư máu.

Cùng chuyên mục

Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên, trong kỳ nghỉ lễ 2/9, sau tiếp nhận thông tin 3 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên mắc bệnh, phải chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên thực hiện điều tra, giám sát các trường hợp cụ thể.
Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.
Phú Thọ: 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam ổn định sức khỏe, được ra viện
Sau 2 ngày được điều trị kịp thời theo quy trình và đúng phác đồ của Bộ Y tế, chiều ngày 30/8/2024, 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam (Lô CN 5, Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.
Việt Nam có thêm vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm
Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Tin mới