Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 14/10/2023 10:15 (GMT+7)

Thống nhất chế độ tiền lương mới từ 01/7/2024

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ để trình các cấp có thẩm quyền dự kiến từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện chế độ tiền lương mới đồng bộ, thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Thống nhất chế độ tiền lương mới từ 01/7/2024
Ảnh minh hoạ.

Mới đây, Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII đã thảo luận về lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới, cụ thể hóa Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Nội dung này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến tại phiên họp thứ 27.

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ để trình các cấp có thẩm quyền dự kiến từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện chế độ tiền lương mới đồng bộ, thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Giai đoạn sau năm 2024, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh các mức lương trong các bảng lương tăng thêm để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mục tiêu của Nghị quyết này. Để thực hiện các nội dung theo chế độ tiền lương mới, theo ước tính của Bộ Tài chính, kinh phí ngân sách phải chi tăng thêm cho cải cách tiền lương khu vực công rất lớn. Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là gần 500 nghìn tỉ đồng.

Trao đổi về nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Đây là vấn đề rất quan trọng, mang tính chất quyết định việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Nguồn lực để thực hiện chính sách tiền lương là rất lớn. Vì vậy, ngay trong Nghị quyết 27, Trung ương đã yêu cầu "quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương".

Ngoài ra, ngay từ năm 2018, các bộ ngành, địa phương đã chuẩn bị nguồn để cải cách tiền lương. Đó là nguồn từ việc cơ cấu lại chi ngân sách trong từng lĩnh vực, 40% tăng thu của ngân sách trung ương (áp dụng từ 2018), 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương (áp dụng từ 2019). Nguồn tiền từ 10% tiết kiệm chi thường xuyên; từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế… cũng được dùng để cải cách tiền lương.

Cùng chuyên mục

Đề xuất mua điện tái tạo không qua EVN
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đã nêu quan điểm cho mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo trực tiếp thay vì qua EVN.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ông Piotr Tsvetov, Phó Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt đã có dịp trao đổi về ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại này.
Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành thuốc lá điện tử
Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.
Người từ 06 tuổi trở lên phải thu nhận sinh trắc học khi làm căn cước
Bộ Công an cho biết, từ ngày 01/7/2024, khi làm thẻ Căn cước, chỉ có trường hợp người dưới 06 tuổi mới không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học. Các độ tuổi còn lại đều phải thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.

Tin mới

Đề xuất mua điện tái tạo không qua EVN
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đã nêu quan điểm cho mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo trực tiếp thay vì qua EVN.