Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 17/03/2020 23:01 (GMT+7)

THPT Lương Thế Vinh: Học online mùa dịch Covid-19 vẫn phải nộp phí?

Các phụ huynh thắc mắc Sở GD&ĐT Hà Nội cấm không được thu phí học online, kể cả việc ban phụ huynh huy động nhưng tại trường THPT Lương Thế Vinh, tại sao họ vẫn phải nộp 2 triệu đồng cho 2 tháng?

Phản ánh đến tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, một số phụ huynh đang có con theo học tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) tỏ ra khó hiểu khi ban phụ huynh nhà trường vận động họ đóng 2 triệu đồng/2 tháng cho việc học online. Bởi họ biết rằng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ra văn bản số 769 chỉ đạo các trường không được thu bất cứ khoản phí nào liên quan đến việc dạy học online.

“Văn bản 769 của Sở, ban hành ngày 13/3/2020 mục số 4 khẳng định quá trình tổ chức dạy học online của nhà trường, giáo viên cho học sinh của trường, của giáo viên do mình phụ trách không được thu bất cứ khoản tiền nào đối với học sinh, phụ huynh học sinh (kể cả việc ban phụ huynh huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh để hỗ trợ nhà trường, giáo viên). Vậy tại sao nhà trường lại đồng ý để ban phụ huynh của trường vận động các phụ huynh hỗ trợ nhà trường 1 triệu đồng/tháng/học sinh?”, một phụ huynh đặt câu hỏi.

Văn bản của Sở GD&ĐT Hà Nội cấm việc thu phí học online kể cả việc ban phụ huynh vận động.

Một phụ huynh bức xúc: “Biết là nhà trường khó khăn nhưng dịch bệnh, công việc của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lương bị cắt, công ty thì kinh doanh bết bán, hàng quán không bán được. Vậy nhà trường có hiểu cho phụ huynh?”.

Theo phụ huynh này, điều đáng nói là số tiền mà phụ huynh nộp lại chuyển thẳng vào tài khoản của giáo viên chủ nhiệm các lớp. Phải chăng việc, nhà trường đồng ý cho ban phụ huynh vận động phụ huynh các lớp nộp tiền là sai so với chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội? Số tiền mà các phụ huynh hỗ trợ sẽ được thu chi như thế nào?

Để rộng đường dư luận, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã liên hệ với đại diện Trường THPT Lương Thế Vinh. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Kiến Thiết – đại diện phát ngôn của trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội): Ngày 6/3, ban phụ huynh học sinh họp với nhau và đề xuất việc dạy online cho các học sinh đang học tập tại trường. Tiếp tục ngày 10/3, ban phụ tiếp tục đề xuất học online và nói đến việc hỗ trợ phí cho nhà trường.

Trường THPT Lương Thế Vinh. Ảnh: Báo Thanh Niên.

“Đóng phí học online là thỏa thuận, tự nguyện của ban phụ huynh và các phụ huynh. Nhà trường đồng ý việc dạy online và mức phí mà ban phụ huynh đưa ra. Nhà trường đã có thư gửi cho các phụ huynh để cảm ơn về sự chia sẻ của họ. Hơn nữa phụ huynh và học sinh có quyền lựa chọn có học hay không và đóng hoặc không đóng phí”, ông Thiết nói.

Cũng theo ông Thiết, trường THPT Lương Thế Vinh là trường dân lập, tự chủ về kinh phí. Giáo viên không nằm trong biên chế nên nếu không có sự hỗ trợ thì sẽ dẫn đến họ chuyển nghề và hệ lụy rất lớn đối với nhà trường. Vì vậy, mặc dù đang trong thời gian nghỉ học do Covid-19, nhiều thầy cô giáo vẫn nhận được hỗ trợ của trường hàng chục triệu đồng/tháng.

Vị này nói thêm, thực tế, 13/3 Bộ GD&ĐT có công văn 803 nhấn mạnh đến học online, truyền hình, trực tuyến trong thời điểm hiện tại và xem xét công nhận kết quả dạy học online.

“Mỗi tháng tiền lương của trường chi trả cho giáo viên là 4-5 tỷ đồng”, ông Thiết nhấn mạnh.

Khi PV đặt câu hỏi việc đồng ý cho ban phụ huynh vận động thu phí là sai với quan điểm của Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Thiết nói rằng ngày 15/3, Hội đồng quản trị nhà trường có họp lại xem xét việc đề xuất của Ban phụ huynh về việc thu phí. “Chúng tôi cho rằng văn bản 769 của Sở GD&ĐT Hà Nội đang có sự đánh đồng giữa trường công lập và trường dân lập. Hơn nữa, văn bản này xung đột với thông tư số 13-2011 đối với các trường phổ thông dân lập tự chủ học phí”, đại diện nhà trường nói.

Theo tìm hiểu của PV, hiện Trường THPT Lương Thế Vinh có khoảng 3.000 học sinh. Nếu 100% các học sinh đóng phí ủng hộ nhà trường thì số tiền thu được sẽ vào khoảng 6 tỷ đồng. Đây là một khoản tiền không phải là nhỏ.

Ông Thiết nói rằng, hiện nhà trường vẫn chưa nhận được 1 đồng nào tiền phí của học sinh. Vì theo thỏa thuận giữa ban phụ huynh và các phụ huynh thì tiền chuyển vào tài khoản của giáo viên chủ nhiệm. Hiện nhà trường cũng không nắm được có bao nhiêu học sinh học online vì giáo viên chủ nhiệm chưa báo cáo.

"Đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội xem xét để sớm có văn bản hướng dẫn học online áp dụng riêng cho các trường tư thục để cùng chung sức vượt qua dịch bệnh Covid-19", đại diện trường THPT Lương Thế Vinh kiến nghị.

Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi đã đóng tiền hỗ trợ nhà trường dạy online, đến kỳ nghỉ hè, học sinh phải học bù 2 tháng nghỉ dịch thì nhà trường có thu tiền học phí, ông Thiết khẳng định học phí học bù 2 tháng nghỉ dịch sẽ tiếp tục được thu. Vì đây là chương trình học chính quy.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc nhà trường cho rằng họ là trường dân lập nên dạy học online vẫn nhận sự hỗ trợ của phụ huynh là việc làm “chống lệnh” Sở GD&ĐT Hà Nội. Vấn đề này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục liên hệ với Sở GD&ĐT để rộng đường dư luận.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới về giáo dục, ngân hàng bắt đầu có hiệu lực
Từ hôm nay (ngày 20/11/2024), hàng loạt chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục, ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành như: Quy định mới về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; siết chặt quản lý liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; quy định mới về mức lãi suất; quy định mới về các hình thức tiền gửi rút trước hạn;...
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Phong tỏa tài khoản thanh toán không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính mà còn là công cụ để xử lý các vấn đề pháp lý hiệu quả. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định rõ các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...