Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 21/10/2019 02:12 (GMT+7)

Tiên Dược - Sóc Sơn - Hà Nội: Nhiều công trình vi phạm về trật tự xây dựng không bị xử lý?

Tòa soạn nhận được nhiều phản ánh về việc trên địa bàn xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội có nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công thuộc thôn Lương Châu nhưng không bị xử lý, có dấu hiệu “bảo kê, lợi ích nhóm”.

Tiếp xúc với PV, anh Nguyễn Văn H. cho biết: Tôi là người dân sinh sống tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, tôi chứng kiến trong nhiều năm qua, trên địa bàn xã Tiên Dược luôn là một trong các điểm nóng về lĩnh vực trật tự xây dựng, nhiều công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp, đất công để làm nhà ở hoặc kinh doanh, buôn bán nhưng không thấy chính quyền xử lý, có biểu hiện bao che, bảo kê để trục lợi.

Tôi thấy như vậy là các đối tượng không biết sợ pháp luật và không chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên, mặc dù vừa qua hàng loạt cán bộ huyện Sóc Sơn đã bị xử lý kỷ luật liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, cho xây dựng nhà trái phép tràn nan, nhưng sự việc vẫn cứ tiếp diễn như không có gì xảy ra, đề nghị TP Hà nội và Chính phủ phải vào cuộc ngay không thì sẽ quá muộn.

Để xác thực lại các thông tin do người dân phản ánh, PV đã trực tiếp xuống thôn Lương Châu, Xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn và chứng kiến những gì người dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở.

Các đối tượng lấn chiếm đất công xây dựng nhà trái phép để ở và làm cửa hàng kinh doanh khu vực sát chợ Sóc Sơn và thị trấn Sóc Sơn, lấn chiếm đất công xây dựng nhà trái phép cạnh hồ Lương Châu, xã Tiên Dược và hàng loạt công trình xây dựng trái phép khác trên đất nông nghiệp cũng tại thôn Lương Châu, xã Tiên Dược nhưng không bị chính quyền xử lý gây bức xúc trong nhân dân.

Mặc dù, vấn đề “Rừng phòng hộ Sóc Sơn” đã tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và các cơ quan truyền thông, nhưng việc xây dựng trái phép tràn nan trên đất nông nghiệp tại các xã của huyện Sóc Sơn, Hà Nội vẫn diễn ra hàng ngày và gần như không có hồi kết, trong đó có xã Tiên Dược. Phải chăng chính quyền địa phương đang bất chấp pháp luật và coi thường chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên để cho các đối tượng ngang nhiên, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp để cùng nhau trục lợi?

Để làm rõ việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và lấn chiếm đất công xây nhà ở, để bán hàng, kinh doanh trái phép theo phản ánh của người dân, PV đã có buổi làm việc với ông Dương Văn Năng - Chủ tịch UBND xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn.

Tại buổi làm việc, ông Năng cũng thừa nhận việc một số hộ dân đã xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và đất công tại thôn Lương Châu, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội là có thật. Trong đó có những trường hợp xây mới và có trường hợp xây dựng những năm trước.

Tại khoản 1 và khoản 2, điều 2, Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội có quy định:

“1. Công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục triệt để theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo các quy định của pháp luật…”.

Tại khoản 2, điều 6, Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội có qui định Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

“a) Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 1 Điều này.

b) Kiểm tra, giám sát tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; Thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 76 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.

c) Xử lý hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý đối với những cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.

d) Chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Điều 36, Điều 64 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

đ) Chịu trách nhiệm toàn diện đối với các hoạt động xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Trong trường hợp phát sinh vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo cán bộ địa chính cấp xã phối hợp với Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm theo lĩnh vực đất đai.

e) Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả.

g) Hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.”

Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, thực hiện tốt quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của Ủy ban nhân dân TP Hà nội, đề nghị chính quyền huyện Sóc Sơn, TP Hà nội nhanh chóng vào cuộc, xử lý ngay những vi phạm đang xảy ra tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà nội.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.
Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tin mới

Xử lý ra sao nếu đến muộn phỏng vấn ở công ty Nhật?
Văn hóa đúng hẹn trong các công ty Nhật luôn là chủ đề mà bất kỳ ứng viên nào khi tìm việc cũng cần lưu ý, nhất là trong buổi phỏng vấn. Muộn phỏng vấn mặc dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý sẽ khiến bạn bị mất ngay lập tức cơ hội vào vòng tiếp theo.