Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 08/12/2020 07:22 (GMT+7)

Tìm đối tượng tung văn bản giả mạo thông báo vụ bé gái bị bắt cóc ở Bình Dương

Một văn bản giả mạo có chữ kí của trưởng Công an phường ở Bình Dương với nội dung truy tìm tung tích bé gái bị bắt cóc được đưa lên mạng xã hội khiến người dân hoang mang.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lãnh đạo TP Thuận An (Bình Dương) cho biết đã triển khai một cuộc họp khẩn để chỉ đạo xử lý liên quan đến thông tin một bé gái bị bắt cóc trên địa bàn phường Lái Thiêu.

Đêm 7/12, một văn bản có chữ kí của trưởng công an phường Lái Thiêu (TP Thuận An, Bình Dương) truy tìm tung tích một bé gái bị bắt cóc kèm theo hình ảnh nhận diện của đối tượng nghi vấn được một tài khoản facebook tung lên mạng xã hội thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận trái chiều.

Sau đó, các tài khoản facebook và fanpage khác đã lấy lại hình ảnh và nội dung này rồi tiếp tục đăng tải vào các hội, nhóm khiến dân mạng xôn xao. Sáng ngày 8/12, Công an phường Lái Thiêu khẳng định, nội dung lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác.

Văn bản được cho là giả mạo.

Sau khi tiếp nhận thông tin, chính quyền địa phương đã thông báo tới cơ quan công an để phối hợp giải quyết. Được biết, trưởng công an phường không phải là thiếu tá Trần Hùng Cường. Thiếu tá Cường trước đây là Phó trưởng Công an phường Lái Thiêu nhưng đã chuyển công tác sang một phường khác từ nhiều năm trước.

Ngay sau khi thông tin bé gái bị bắt cóc, mẹ của bé gái đã lên facebook đính chính về việc này. Hiện tại, con gái của chị vẫn sống cùng gia đình và không có chuyện bị bắt cóc như một số facebook chia sẻ.

Mẹ bé gái đăng lên facebook đính chính.

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, đoàn Luật sự TPHCM cho hay: Với hành vi tung văn bản giả mạo của cơ quan nhà nước lên mạng xã hội thì phía cơ quan, tổ chức bị giả mạo có thể mời đối tượng lên làm việc để làm rõ về hành vi này.

Nếu đối tượng lợi dụng việc làm giả văn bản con dấu, chữ kí của tổ chức có thẩm quyền với mục đích lừa đảo và các hình thức khác thì sẽ khởi tố vụ án theo điều 341 - Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Đồng thời dựa vào hậu quả (thiệt hại) mà hành vi làm giả con dấu gây ra và số lần làm giả con dấu của người đó mà cơ quan điều tra sẽ truy tố theo khoản 1 hoặc khoản 2, 3 theo quy định.

Đồng thời, căn cứ vào từng tính chất của từng vụ việc, mục đích của hành vi giả mạo chữ ký mà người giả mạo chữ ký có thể bị xử lý bằng các biện pháp xử phạt hành chính được quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tin mới

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
Theo Công an tỉnh Lai Châu, đây là thủ đoạn phạm tội mới, các đối tượng lừa đảo nhắm tới các học sinh ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa từ sớm sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền.