Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 23/06/2021 17:17 (GMT+7)

TP. Cần Thơ: Cứu sống trẻ sơ sinh có rối loạn nhịp tim hiếm gặp

Vừa qua, các bác sĩ tại khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đã cứu sống trẻ sơ sinh có rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh kịch phát trên thất) hiếm gặp, rối loạn nhịp này chiếm tỉ lệ 1/2.500 trẻ sơ sinh.

Được biết, bé gái sơ sinh là con của sản phụ N.T.H.T, ngụ tỉnh Hậu Giang, sanh mổ lúc 31 tuần vì thai tràn dịch đa màng, ngay sau sinh suy hô hấp nặng, phù nhiều toàn thân được bác sĩ khoa Nhi - Sơ sinh hồi sức tích cực và đặt nội khí quản tại phòng mổ, sau đó bé được chuyển đến phòng Chăm sóc tăng cường (NICU). Tại đây, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ ghi nhận bé bị: viêm phổi, tràn dịch đa màng, giảm albumin máu, tăng áp phổi tồn tại, được điều trị với thở máy tần số cao (HFO), nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn, kháng sinh, thuốc vận mạch và truyền albumin.

tm-img-alt
Tỉ lệ trẻ sơ sinh có rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh kịch phát trên thất) hiếm gặp, rối loạn nhịp này chiếm tỉ lệ 1/2.500 trẻ sơ sinh.

Sau điều trị ban đầu, đến 3 ngày tuổi trẻ có nhịp tim nhanh 240-250 lần/phút (nhịp tim bình thường đối với trẻ sơ sinh sinh là 120-180 lần/phút), và tự ra khỏi cơn nhịp nhanh. Đến 5 ngày tuổi trẻ vào lại cơn nhịp nhanh lần hai, được chẩn đoán nhịp nhanh kịch phát trên thất và hội chẩn liên viện cùng các bác sĩ khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh). Sau hội chẩn các bác sĩ thống nhất điều trị bằng thuốc kiểm soát nhịp tim tại khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ.

tm-img-alt
Các bác sĩ thăm khám bé tại khoa Nhi - Sơ sinh.

Trong 24 giờ đầu điều trị nhịp tim nhanh kịch phát với nhiều loại thuốc, nhịp tim bé dần ổn định. Sau đó, có 3 cơn tái phát vào cơn nhịp nhanh kịch phát, dần ổn định rối loạn nhịp vào 11 ngày tuổi. Bé được cai máy thở lúc 9 ngày tuổi. Sau 28 ngày điều trị nhịp tim ổn định, bú mẹ hoàn toàn, lên cân tốt, được xuất viện vẫn duy trì thuốc điều trị rối loạn nhịp và tiếp tục tái khám.

tm-img-alt
Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị N.T.H.T sau khi bé gái sơ sinh được Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cứu sống do rối loạn nhịp tim hiếm gặp.

Theo BS.CKII. Nguyễn Thị Ngọc Hà - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho biết: Nhịp nhanh kịch phát trên thất là rối loạn nhịp tim hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến suy tim, trụy mạch, tử vong. Đây là trường hợp rối loạn nhịp ở trẻ sơ sinh đầu tiên được phát hiện tại khoa, đã được điều trị kịp thời.

Thời gian qua, khoa Nhi - Sơ sinh đã triển khai nhiều kỹ thuật cao trong lĩnh vực sơ sinh với mục tiêu góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả điều trị, tạo sự tin cậy cho người dân. Ngoài ra, khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ còn quản lý, điều trị và tư vấn chăm sóc cho các trường hợp bệnh nhi mắc bệnh lý bẩm sinh về nội tiết và chuyển hóa sau khi đã được sàng lọc, chẩn đoán bệnh tại Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?