Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 21/02/2021 07:16 (GMT+7)

TP.HCM đề nghị dừng hoạt động các nghi lễ tôn giáo tập trung trên 20 người để phòng dịch COVID-19

Nhằm đảm bảo quy định phòng chống dịch COVID-19, ngành Y tế TP.HCM đề nghị dừng hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Ngày 20/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã có công văn gửi Trung tâm y tế TP Thủ Đức và quận, huyện về việc đảm bảo quy định phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở tôn giáo.

Theo đó, trong hơn một tuần vừa qua, TP chưa ghi nhận thêm ca mắc mới trong cộng đồng, tuy nhiên nguy cơ dịch vẫn còn hiện hữu, đặc biệt có một lượng lớn người dân về TP.HCM từ các tỉnh khác sau Tết Nguyên đán, cùng với nhiều lễ hội tôn giáo diễn ra sau Tết. 

Trước tình hình này, HCDC đề nghị Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức và quận huyện tham mưu ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện và phường xã triển khai đầy đủ công tác phòng chống dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay.

Chùa Viên Giác sẽ trì tụng kinh trong pháp hội Dược Sư nội bộ, không tổ chức cho Phật tử và người dân. Ảnh: H.Diệu/Lao Động.

Cụ thể, dừng triệt để các nghi lễ, hoạt động tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Trong trường hợp có tổ chức dưới 20 người hoặc đến khi được phép tổ chức các nghi lễ có trên 20 người, các địa điểm vẫn cần phải tuân thủ hướng dẫn phòng dịch.

Với người tham dự lễ hội tôn giáo về từ vùng dịch hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà, phải khai báo y tế và báo ngay cho chính quyền hoặc cơ quan y tế địa phương để tiến hành các biện pháp giám sát y tế theo quy định.

Yêu cầu người vào cơ sở tôn giáo phải được kiểm tra thân nhiệt và luôn luôn mang khẩu trang. Giữ khoảng cách ít nhất 1m trong suốt khoảng thời gian tham dự các lễ hội. Ngoài ra phải rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi vào cơ sở tôn giáo và trước khi ra về.

Cơ sở tôn giáo cần chuẩn bị đủ khẩu trang cho người tham dự lễ (nếu có nhu cầu). Đặc biệt, phải bố trí phòng cách ly tạm thời khi phát hiện có các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, trong khi chờ y tế địa phương đến hỗ trợ.

Bên cạnh đó, vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn đối với bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, phòng họp, khu vệ sinh, mặt bàn, các nút bấm điều khiển... thường xuyên và sau mỗi đợt lễ hoặc khi cần thiết.

Ngoài ra, cần bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại những vị trí thuận tiện cho người sử dụng và xà phòng tại các khu vệ sinh, bố trí nước uống dùng riêng cho từng người (nếu có); đảm bảo giãn cách phù hợp khi sử dụng phòng ăn tập thể. Về chỗ ngồi cần giãn cách từ 1m trở lên và tăng cường thông khí trong các không gian tổ chức lễ, nghi lễ.

HCDC cũng yêu cầu các cơ sở tôn giáo cần tăng cường truyền thông để người tham dự các lễ hội, sự kiện tôn giáo khai báo y tế trung thực và cài đặt, bật ứng dụng BlueZone nếu sử dụng thiết bị di động thông minh. Khuyến khích các cơ sở tôn giáo sử dụng ứng dụng công nghệ trên Internet thuyết giảng trực tuyến để giảm số lượng người đi lễ.

HCDC đề nghị Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức và quận, huyện phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở tôn giáo, đồng bào giáo dân tham dự lễ hội đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới về giáo dục, ngân hàng bắt đầu có hiệu lực
Từ hôm nay (ngày 20/11/2024), hàng loạt chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục, ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành như: Quy định mới về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; siết chặt quản lý liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; quy định mới về mức lãi suất; quy định mới về các hình thức tiền gửi rút trước hạn;...
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Phong tỏa tài khoản thanh toán không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính mà còn là công cụ để xử lý các vấn đề pháp lý hiệu quả. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định rõ các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...