Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 10/05/2024 09:28 (GMT+7)

TPHCM: 19 trường hợp ngộ độc thực phẩm tại Ký túc xá Đại học Quốc gia

Từ lúc 21g30 ngày 8/5/2024 đến 02g30 ngày 09/5/2024, Trạm Y tế Trung tâm Quản lý Ký túc xá Đại học Quốc gia đã tiếp nhận 19 trường hợp sinh viên có các triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, sau khi ăn tối tại nhà ăn của trường.

Trạm y tế đã thực hiện khám và chuyển các em đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Tất cả sinh viên được nhập viện để khám, xét nghiệm và theo dõi điều trị, đồng thời BV báo cáo nhanh qua điện thoại về Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế. Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) khẩn trương phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức điều tra dịch tễ, đánh giá nguy cơ và can thiệp theo quy trình xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Ký túc xá Đại học quốc gia Khu B (ảnh internet)
Ký túc xá Đại học quốc gia Khu B (ảnh internet).

Thông tin điều tra ban đầu ghi nhận 19 sinh viên, có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia, ở các phòng, dãy khác nhau (13 em ở KTX khu B, 5 em ở KTX khu A, 1 em ở KTX ĐH Ngân Hàng). Tất cả các em đều ăn tối ở Căn tin B4 Ký túc xá khu B Đại học quốc gia. Sau khi ăn khoảng 2-3 giờ thì xuất hiện triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, sau đó có tiêu lỏng.

BV Đa khoa Khu vực Thủ Đức báo cáo đến sáng nay tình trạng sức khỏe của 19 sinh viên đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Từ những thông tin trên, bước đầu tổ công tác nhận định đây là một trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể. HCDC cùng với Trung tâm y tế Thành phố Thủ Đức và Sở An toàn thực phẩm đang tiếp tục tiến hành điều tra, xác định nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm.

Trung tâm y tế Thành phố Thủ Đức sẽ phối hợp Phòng y tế của Ký túc xá Đại học quốc gia tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường.

Liên tiếp gần đây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố cũng như tại các tỉnh. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vì vậy, cần lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, những hàng quán lề đường cũng như tại chính mỗi gia đình. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm từ người chế biến cho đến người sử dụng. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục các biện pháp điều tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến những trường hợp nêu trên.

Cùng chuyên mục

Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
Chúng ta biết, việc ăn đúng giúp chế độ duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường máu do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng. Người bệnh đái tháo đường nên ăn chính vào bữa ăn sáng, trung bình vào bữa ăn trưa, ăn nhẹ vào bữa ăn tối (mức độ dựa vào lượng tinh bột - mức carbohydrates). Với bữa ăn phụ cần hợp lý với giai đoạn bệnh, nghề nghiệp và thói quen dinh dưỡng.
Hơn 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai được chủ cửa hàng bánh mì thanh toán viện phí
Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cửa hàng bánh mì B. (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh) khiến hơn 500 bệnh nhân nhập viện cấp cứu, ngày 16/5, ông Tăng Quốc Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh (Đồng Nai) cho biết, bước đầu chủ cơ sở bánh mì đã khắc phục hậu quả, thanh toán hơn 580 triệu đồng viện phí cho các bệnh nhân.

Tin mới