Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 15/08/2020 04:39 (GMT+7)

Trà Dr.Thanh có hỗ trợ chữa virus SARS-COV-2?

Thời gian gần đây trên truyền thông cũng như các mạng xã hội quảng bá rầm rộ, website của tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng giới thiệu sử dụng sản phẩm nước giải khát trà thanh nhiệt Dr.Thanh của tập đoàn này có thể phòng chống Covid-19. Vậy thực hư ra sao?

Nước giải khát Dr.Thanh là thương hiệu khá có tiếng trên thị trường.

Việc ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh đã được Việt Nam thực hiện từ nhiều năm nay, và mang lại những kết quả khả quan. Nhưng nói “khả quan” vẫn còn là chung chung, vì phải tùy từng loại bệnh, và điều trị bằng phương thức y học cổ truyền nào, mang lại kết quả bao nhiêu phần trăm, thì mới đi tới những kết luận tương đối chính xác được.

Theo trích dẫn từ website của tập đoàn Tân Hiệp Phát thì Trà thanh nhiệt Dr. Thanh có tác dụng ức chế, ngăn ngừa các loại virus.

Trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới và ở ngay Việt Nam, thì người dân nước ta đã truyền nhau nhiều bài thuốc dân gian từ thảo dược có thể hỗ trợ chống dịch Covid-19, như bài thuốc nước lá sả+chanh+mật ong, và một vài bài thuốc khác. Nhiều người không bị Covid-19 cũng đã dùng những bài thuốc này, vì nó có tác dụng thanh lọc cơ thể và tăng lực. Nhưng chưa có kết luận khoa học chính thức nào của Bộ Y tế về những bài thuốc dân gian có thể “chữa” bệnh dịch Covid-19, và nếu là bài thuốc hỗ trợ, thì tên bài thuốc ấy là gì, gồm những thảo dược nào.

Một số quan chức thuộc ngành y học cổ truyền nói rằng cách đây 3 năm, đã có Viện khoa học ứng dụng Việt Nam đánh giá trà thanh nhiệt Dr Thanh gồm 9 loại thảo dược có thể hỗ trợ trong điều trị một số bệnh như giải độc, chống viêm, tăng cường miễn dịch, phòng chống một số rối loạn chuyển hóa như đường máu, mỡ máu cao.

Kim ngân hoa được sử dụng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Đó là những tác dụng “có thể” của một loại trà thanh nhiệt bán trên thị trường với mục đích giải khát, không phải với mục đích chữa bệnh hay hỗ trợ chữa bệnh, dù “có thể” có những tác dụng tốt. Với khoa học, đó chưa phải là điều kiện đủ để loại trà thanh nhiệt này trở thành “thực phẩm chức năng”, chứ đừng nói thành thuốc chữa bệnh.

Người ta hay nói: “Có bệnh thì vái tứ phương”, dù chưa có thuốc đặc trị hay vaccine Covid-19, các bệnh viện hiện phải điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 theo những phác đồ điều trị riêng, nhưng như thế không có nghĩa, bất cứ loại thảo dược nào, dù quí đến đâu, đều có tác dụng chữa trị dịch bệnh này. Còn nếu muốn chứng minh tác dụng hỗ trợ của nó với quá trình chữa trị Covid-19, thì phải có chứng minh khoa học rõ ràng và thuyết phục, chứ không thể mang kết luận từ 3 năm trước (khi đó chưa phát dịch Covid-19) để gán cho một loại nước giải khát đã bán trên thị trường từ nhiều năm trước, cho rằng nó có những “tác dụng khắc chế Covid-19”, loại bệnh mới phát ra từ đầu năm 2020 này.

Virus SARS-Cov-2 có lùi bước vì Dr.Thanh hay không?

Ngài Dr.Thanh dù tài giỏi tới đâu, cũng không có khả năng “tiên tri” về Covid-19, loại dịch bệnh đang làm cả thế giới điên đảo. Và đừng bao giờ để người dân lầm tưởng có thể chữa virus SARS-Cov-2 như chữa những bệnh cúm mùa thông thường.

Viện y học ứng dụng Việt Nam xác nhận trà thanh nhiệt Dr.Thanh có thể chống lại virus.
Dr.Thanh có thể là một sản phẩm tốt cho sức khỏe nhưng để chống lại được virus SARS-Cov-2 thì vẫn là câu hỏi chưa rõ đáp án.

Còn nếu muốn dùng y học cổ truyền để PR cho một loại nước giải khát vẫn bán trên thị trường, gán cho nó những hiệu quả “thần diệu”, trong lúc cả nước đang căng mình với tất cả sự cảnh giác nhằm chống lại loại dịch bệnh nguy hiểm này, thì những ai làm chuyện đó cần xem lại lương tâm mình. Đây là chuyện chết người, chết nhiều người, chứ không phải chuyện rao bán thuốc “cao đan hoàn tán” một cách dễ dãi và vui vẻ.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới