Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 17/07/2021 07:54 (GMT+7)

Vén màn ‘bí mật’ nhóm Gobig: Phía sau các sai phạm của Công ty Phamaco là ai?

Không ít lần các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) do Công ty TNHH thương mại quốc tế Phamaco (thuộc nhóm Gobig) công bố và phân phối đã bị xướng tên, xử phạt do mắc các vi phạm nghiêm trọng.

Nhưng hầu hết các sản phẩm của Công ty này vẫn đang đăng bán vô tội vạ trên các website, gian hàng điện tử,... với những nội dung như “thần dược” trị bệnh “vá vết loét dạ dày, tá tràng” chứ không phải TPBVSK như nó vốn được cấp phép.

Đồng tiền đánh mất lương tri?

Công ty TNHH thương mại quốc tế Phamaco (có địa chỉ tại P203, tòa nhà Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội) chịu trách nhiệm công bố và phân phối 07 sản phẩm TPBVSK. Trong đó phần đa là các sản phẩm có công dụng hỗ trợ dạ dày, cụ thể như: YAKUMI, YAKUMI GEL, YAKUMI GOLD, Yakumi Plus và Bình vị an; ngoài ra còn có Estromen Gold và GENSU.

Đáng nói là trong 07 sản phẩm trên lại có sản phẩm có tên gọi giống hệt sản phẩm mà một công ty khác trong nhóm Gobig công bố và phân phối.

1go-1626482612.png
02 sản phẩm có tên Estromen Gold giống hệt nhau, cùng sản xuất tại 01 nhà máy lại được công bố và phân phối tại 02 Công ty khác nhau thuộc nhóm Gobig.

Như chúng tôi đã đăng trong kỳ trước, bài viết “Vén màn “bí mật” nhóm Gobig: Điểm bất thường tại Công ty COD quốc tế” đề cập nội dung Công ty Cổ phần công nghệ COD quốc tế có công bố và phân phối sản phẩm TPBVSK Estromen Gold với số xác nhận 8785/2020/ĐKSP do Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, cấp ngày 13/09/2020. 

Song theo thông tin chúng tôi có được, Công ty Phamaco cũng công bố và phân phối thực phẩm Estromen Gold, chỉ khác số công bố là 6958/2020/ĐKSP, được Cục An toàn thực phẩm xác nhận ngày 28/07/2020.

Cả 02 sản phẩm cùng tên này đều do Công ty Cổ phần nghiên cứu và phát triển dược phẩm Genphar, có địa chỉ tại Khu Công nghiệp Quang Minh mở rộng, thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, sản xuất. Công  ty do bà Nguyễn Thị Nhung làm Tổng giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật.

Với những ma trận sản phẩm như này, người tiêu dùng làm sao để phân biệt? 

Điểm danh Công ty Cổ phần công nghệ COD quốc tế (COD), Công ty Cổ phần công nghệ GOG Việt Nam (GOG), Công ty Cổ phần công nghệ cao GOB quốc tế (GOB) và Công ty Phamaco, có đến cả chục sản phẩm có tên gọi giống nhau, nào là EatClean Plus thuộc Công ty GOG, EatClean Plus của Công ty COD; Estromen Gold thuộc Công ty COD, lại có Estromen Gold của Công ty Phamaco. 

Hay một loạt các sản phẩm do Công ty GOB công bố cũng vậy, Gen S, GEN S, Genx Gold, GEN X GOLD, Gen X silver, GEN X SIL VER,... từ cách gọi tên đến cả công dụng cũng giống nhau? Phải chăng đây là “chiêu thức” nhóm này dẫn dụ người tiêu dùng vào “ma trận” để bán sản phẩm và qua mặt cơ quan chức năng?

Chưa hết, liên quan tới các sản phẩm mà Công ty Phamaco  công bố và phân phối, hồi đầu tháng 6/2021, Cục ATTP, Bộ Y tế, đã xử phạt Công ty này 60 triệu đồng về hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe YAKUMI gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Trước đó, Công ty này cũng đã bị cơ quan chức năng xử phạt 03 lần với số tiền 150.000.000 đồng  (50 triệu đồng/1 lần) cũng với những lý do quảng cáo TPBVSK YAKUMI vượt quá phạm vi được cấp phép.

Vậy YAKUMI là sản phẩm như thế nào mà họ lại bất chấp, đi ngược các quy định pháp luật để sai chồng sai? 

Nói về TPBVSK YAKUMI, hiện nay tại nhiều trang mạng, gian hàng điện tử, sản phẩm này vẫn được đăng bán tràn lan với những nội dung gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh. 

2go-1626482621.png
Là TPBVSK nhưng YAKUMI liên tục được quảng cáo như “thần dược” trị bệnh, “đẩy lùi cơn đau loại bỏ trào ngược”?

Cụ thể tại gian hàng điện tử “lazada.vn” hàng loạt các sản phẩm hỗ trợ dạ dày được đăng bán với những các nội dung “VIÊN SỦI DẠ DÀY YAKUMI – Đẩy lùi cơn đau loại bỏ trào ngược 450.000đ”, “Sủi YAKUMI – Giải pháp nhanh cho người đau dạ dày hộp 20 viên 790.000đ,...”

3go-1626482627.png

Hay như website có tên “yakumi.livebuy.biz” ghi rõ là:  “YAKUMI ĐỘT PHÁ TRONG CHỮA TRỊ BỆNH DẠ DÀY”, “vá vết loét dạ dày, tá tràng”,... cùng với rất nhiều các hình ảnh ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng, các logo của chương trình truyền hình VTV2, VTC2, HTV9, ... những phản hồi của khách hàng nhằm tăng độ tin cậy, dẫn dụ người tiêu dùng, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật quảng cáo cũng như ATTP. 

go-1626482785.PNG

Tương tự các website: “yakumi.chinhhang.info”, “yakumi-chinhhang.vn”, “yakumi-chinhthuc.com” hay tại các website nhà thuốc như “nhathuocminhhuong.com”, “nhathuocgiahan.vn”,... cũng vậy.

Với loạt các website quảng cáo rầm rộ như trên chẳng nhẽ Công ty Phamaco lại không liên quan? 

Trường hợp các website trên nếu đúng là của Phamaco thì phải chăng các mức phạt kia còn quá nhẹ chỉ như “muối bỏ biển”, chẳng thấm vào đâu so vợi lợi nhuận thu về. Và vì đồng tiền họ sẵn sàng gạt lương tri đạo đức sang một bên?

“Ông chủ” của Công ty Phamaco là ai?

Theo nguồn tin riêng, Công ty TNHH thương mại quốc tế Phamaco được thành lập ngày 14/09/2017 với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Đây là Công ty TNHH một thành viên do ông Nguyễn Đình Dương, sinh năm 1992, có địa chỉ thường trú tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, làm đại diện theo pháp luật, đồng thời là giám đốc, cũng là cổ đông duy nhất.

5go-1626482858.png
"Nguyễn Đình Dương – Giám đốc Công ty Phamaco – “ông trùm” nhóm Gobig (người thứ 2 mặc áo vest trắng tính từ trái sang phải) cùng một số nhân sự của nhóm Gobig".

Ngoài ra, ông Dương còn là cổ đông sáng lập hàng loạt các công ty khác của nhóm Gobig với số cổ phần rất lớn: Sở hữu 45% số cổ phần tại Công ty GOB, 26% tại Công ty COD, 34% tại Công ty GOG, 30% tại Công ty Cổ phần nghiên cứu và phát triển dược phẩm Genphar.

Hầu hết các sản phẩm của nhóm này đều được sản xuất tại Công ty Genphar do ông Dương, bà Nhung (vợ ông Dương) điều hành chính với 67% số cổ phần. Trong đó bà Nhung nắm 37%, ông Dương 30% và có đến 29,5% số cổ phần là do người thân bà Nhung nắm giữ.

6go-1626482924.png
Quyết định số 165/QĐ-ATTP của Cục ATTP (Bộ Y tế) về việc thu hồi hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) TPBVSK đối với Công ty Genphar ngày 31/05/2021.

Sau loạt các sai phạm nghiêm trọng, ngày 31/05/2021 Công ty này đã bị thu hồi hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) TPBVSK. Nhưng, ngay sau đó, Chi nhánh của Công ty này tại Hưng Yên lại ra đời và được cấp Giấy chứng nhận tương tự vào ngày 23/6/2021.

gogo-1626483001.PNG

Câu hỏi đặt ra liệu sau loạt những sai phạm nghiêm trọng, nhóm Gobig đã bị cơ quan chức năng xử lý, xử phạt, thu hồi loạt giấy phép cơ sở sản xuất, sản phẩm, thì nhà máy này ra đời có chắc chắn được đảm bảo hay không?

Với vai trò là “bà trùm” của nhóm Gobig, bà Nguyễn Thị Nhung đang là đại diện các Công ty nào, cách điều hành hoạt động của công ty đó ra sao,... chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong các kỳ tiếp theo.

Qua tìm hiểu của PV được biết, nhóm Gobig do ông Nguyễn Đình Dương và vợ là bà Nguyễn Thị Nhung làm “ông, bà trùm”, gồm nhiều công ty chuyên sản xuất, kinh doanh buôn bán sản phẩm TPBVSK. Đây là một trong những đối tượng được báo chí điểm danh, xướng tên rất nhiều trong thời gian qua với loạt những vi phạm nghiêm trọng trong sản xuất, quảng cáo và bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Cùng chuyên mục

Những chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng 4
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công; quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững... là những chính sách về kinh tế nổi bật sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2025.
Chính thức giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Nước uống ion kiềm Fujiwa: Cần có giải pháp hiệu quả bảo vệ thương hiệu
Mới đây, Đoàn công tác do Quỹ Chống hàng giả (ACF), Cục Sở hữu trí tuệ, Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm An toàn thông tin TP.HCM, Công ty Cổ phần Dịch vụ An toàn thông tin TP.HCM (HISSC) đã đến khảo sát, tham quan tại nhà máy sản xuất nước uống ion kiềm Fujiwa Việt Nam (số 286 Hồ Văn Tắng, ấp Phú Lợi, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Tập đoàn DOJI tổ chức Lễ hội Vàng - Xuân An Khang với chuỗi hoạt động du xuân tưng bừng trên cả nước
Hòa chung không khí rộn ràng của các sự kiện văn hóa cổ truyền diễn ra trên cả nước trong dịp xuân Ất Tỵ, Lễ hội Vàng - sự kiện được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức hằng năm mừng ngày Thần Tài đã trở lại, mang đến chuỗi hoạt động du xuân đầy màu sắc và niềm vui dành cho tất cả các khách hàng.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?