Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 30/08/2024 10:46 (GMT+7)

3 gia vị gây hại cho gan, nhà nào cũng có

Việc sử dụng sai các loại gia vị trong các bữa ăn cũng có thể gây hại cho gan còn hơn cả rượu.

Gan được mệnh danh là "nhà máy hoá chất" của cơ thể bởi có đến 1500 phản ứng sinh hoá liên quan đến cơ quan nội tạng này. Gan liên tục sản xuất ra các loại hormone và hợp chất khác cho cơ thể.

3 loại gia vị dùng quá nhiều sẽ gây hại cho gan

1. Nước tương (xì dầu)

Nước tương là một loại nước chấm cũng như gia vị trong nấu ăn phổ biến với người Việt bởi hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ có ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ, đặc biệt là gan. Bởi nước tương có nguồn gốc từ quá trình lên men của đậu nành. Trong quá trình này sẽ sinh ra amoni nitrit - một chất có khả năng gây ung thư.

3 gia vị ăn nhiều chẳng khác gì "đục đẽo" gan, nhà nào cũng có- Ảnh 1.

Gan là bộ phận thải độc chính của cơ thể, chính vì vậy, dù biết amoni nitrit là chất độc nhưng cơ thể vẫn vận chuyển đến gan để đào thải. Nếu sử dụng quá nhiều nước tương, đồng nghĩa với việc gia tăng tiếp xúc giữa gan và amoni nitrit sẽ khiến quá trình phân chia tế bào gan sẽ bị gián đoạn, ức chế. Thời gian dài, gan sẽ dần bị tổn thương thậm chí là xơ hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.

2. Dầu ăn hỏng, dầu chiên lại nhiều lần

Không ít người cho rằng dầu ăn dù để bao lâu cũng không bị biến chất. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày và không được bảo quản đúng cách, dầu ăn cũng sẽ bị giảm chất lượng vào tạo ra mùi hăng.

Khi ngửi thấy mùi khác lạ trong dầu ăn, tốt nhất không nên tiếp tục sử dụng. Bởi khi dầu ăn biến chất sẽ sản sinh raaflatoxin, độc tố này có thể gây ung thư gan với hàm lượng dưới 1mg, có hại cho gan rất lớn. Đồng thời, những loại dầu ăn khi quá hạn sẽ dần phân huỷ và sản sinhmột số oxit, gốc tự do và các chất khác, có thể gây tổn thương tế bào gan và gây ra các bệnh về gan.

Đồng thời, việc sử dụng dầu ăn chiên lại nhiều lần dù có thể tiết kiệm hơn trong sinh hoạt nhưng cũng gây hại không nhỏ cho gan. Loại dầu này khi sử dụng liên tục có thể giải phóng nhiều hóa chất độc hại như acrolein, acrylamide, tetrahydropyran… gây tổn thương tế bào gan.

3 gia vị ăn nhiều chẳng khác gì "đục đẽo" gan, nhà nào cũng có- Ảnh 2.

3. Sử dụng nhiều gia vị nồng, muối

Dù gia vị cần thiết cho quá trình nấu ăn để gia tăng mùi vị, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra một số tổn thương cho gan. Điều này chủ yếu liên quan đến một chất có trong gia vị - safrole.

Safrole được liệt kê trong danh sách những chất gây ung thư. Nếu chỉ sử dụng một lượng nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên, trong thời gian dài, với sự tích tụ safrole trong gan sẽ dễ dẫn đến tổn thương, thậm chí là ung thư gan.

Đồng thời, cũng cần cẩn trọng khi ăn muối bởi nếu lượng natri hấp thụ quá nhiều sẽ tăng áp lực, gây hại cho gan và dẫn đến các bệnh lý về gan khác nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, mỗi người trung bình chỉ nên ăn 5gram muối mỗi ngày để đảm bảo sức khoẻ.

Những thứ đầu độc gan

Ngoài việc sử dụng quá nhiều những gia vị trên, những thứ sau cũng vô tình đầu độc gan

1. Thực phẩm để qua đêm

Thực phẩm sau khi để qua đêm sẽ khiến hàm lượng nitrite tăng cao, từ đó sản sinh nitrosamine sau khi ăn. Đây là một chất gây ung thư rất mạnh, có thể dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày... Tuy nhiên, bác sĩ cũng chỉ ra không cần quá lo lắng bởi ăn thực phẩm để qua đêm chỉ gây ung thư khi sử dụng lượng thức ăn lớn trong thời gian liên tục.

3 gia vị ăn nhiều chẳng khác gì "đục đẽo" gan, nhà nào cũng có- Ảnh 3.

Tuy vậy, việc sử dụng thực phẩm qua đêm có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không chế biến đúng cách. Có không ít trường hợp ngộ độc thực phẩm vì ăn đồ để qua đêm trong tủ lạnh nhưng khi đun nóng lại chưa đủ lâu để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn. Từ đó dẫn đến việc độc tố của một số vi khuẩn không bị phá huỷ bởi nhiệt và dẫn đến ngộ độc.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ, cần lưu ý khi bỏ ra khỏi tủ lạnh, cần đun nóng lại ít nhất 5 phút trước khi dùng. Đồng thời, không nên sử dụng các món đã nấu để trong tủ quá 2 ngày. Đặc biệt, với những món ăn như rau xanh, hải sản, thực phẩm từ đậu nành, nộm, gỏi... không nên để qua đêm.

2. Đũa và nồi dùng lâu ngày không đổi

Bề mặt của đũa có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Nếu sử dụng đũa trong thời gian dài không đổi có thể tạo điều kiện cho những vi khuẩn này ngày một sinh sôi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu trong môi trường ẩm mốc hoặc bảo quản không đúng cách, các loại đũa gỗ sẽ dễ bị nấm mốc, đổi màu, xuất hiện các đốm mốc và thậm chí có vị chua, khiến vi khuẩn gây bệnh gia tăng, gây hại cho sức khoẻ.

3 gia vị ăn nhiều chẳng khác gì "đục đẽo" gan, nhà nào cũng có- Ảnh 4.

Cùng với đó, các loại nồi, chảo có lớp chống dính, sau khi dùng một thời gian dài khiến những lớp chống dính bong tróc, vùng màu bạc bên trong dần hiện rõ, tốt nhất nên thay nồi. Vì thực phẩm khi được xào nấu với nhiệt độ cao bằng những dụng cụ kém chất lượng có thể vô tình khiến thức ăn nhiễm các tạp chất kim loại, dư lượng từ lớp chống dính bong tróc... Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây hại với sức khoẻ.

Không chỉ vậy, nhiều gia đình có thói quen thích tích trữ chai nhựa đã uống xong để đựng các loại thực phẩm, hạt khô, gia vị trong trong nhà bếp vì sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên, nếu dưới những chai nhựa này có ký hiệu "PET" cần lưu ý.

Chai nhựa PET có khả năng chống nhiệt tốt trong điều kiện bình thường mà không biến dạng hay giải phóng các chất có hại. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện nhiệt độ cao như đặt cạnh bếp trong thời gian dài thì vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhựa PET có thể tạo ra những thay đổi hóa học, giải phóng các chất có hại có khả năng gây ung thư như DEHP, không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

3. Sử dụng bát nhựa giá rẻ, kém chất lượng

Những đồ dùng bằng nhựa an toàn hầu hết đều làm bằng nhựa melamine được tổng hợp từ melamine và formaldehyde. Mặc dù 2 chất này đều có độc nhưng nhưng khi được tổng hợp thành nhựa melamine lại trở nên vô hại với sức khoẻ.

Gây nguy hại cho sức khỏe con người là những loại đồ nhựa chất lượng thấp có mặt trên thị trường.

Nhiều nhà sản xuất vô lương tâm, vì để tiết kiệm chi phí nên thường dùng ure với giá thành tương đối thấp thay cho nhựa melamine để tạo thành nhựa nhựa ure formaldehyde. Phủ lên trên là một lớp bột trắng melamine mould compound.

3 gia vị ăn nhiều chẳng khác gì "đục đẽo" gan, nhà nào cũng có- Ảnh 5.

Khi gặp nhiệt độ cao, những loại dụng cụ ăn uống dùng loại nhựa chất lượng thấp này sẽ giải phóng formaldehyde gây hại cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh về máu (bạch cầu) và ung thư.

Nhiều thí nghiệm liên quan đã được thực hiện để kiểm tra chất lượng các loại đồ nhựa. Kết quả cho thấy, các loại vật dụng nhựa dùng vật liệu chất lượng thấp khi gặp nước nóng và dầu nóng sẽ giải phóng hàm lượng formaldehyd lần lượt là 0,16mg/m³ và 0,61mg/m³, vượt xa tiêu chuẩn an toàn là 0,10 mg/m³.

Ngoài ra, các vật dụng bằng nhựa thường có nhiều màu sắc rực rỡ và hoa văn bắt mắt vì nhà sản xuất đã thêm nhiều chất phụ gia trong quá trình làm ra sản phẩm. Chẳng hạn thêm các chất kim loại như chì khiến màu sắc càng rực rõ, thêm chất dẻo như metamamide và phthalate để cải thiện độ bền.

Những chất phụ gia này rất dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Sử dụng lâu dài sẽ gây hại với sức khoẻ người dùng. Bởi vậy, việc sử dụng những vật dụng bằng nhựa có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ, thậm chí gây ngộ độc. Đặc biệt là khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao như dùng bát đũa thìa để ăn cơm canh nóng...

Cùng chuyên mục

Bệnh sởi ở người lớn gia tăng, cảnh báo nguy cơ lây lan do chủ quan​
Những ngày qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Trong bối cảnh dịch sởi đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thì việc tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.

Tin mới

Mai Trung Nguyên tiết lộ 5 yếu tố sống còn để doanh nghiệp luôn đứng vững thời kỳ kinh tế khó khăn
Thời kỳ kinh tế khó khăn là giai đoạn thử thách không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn mà còn tác động sâu sắc đến mọi ngóc ngách của thị trường. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã phải vật lộn để tồn tại, thậm chí là dừng hoạt động. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân và tổ chức không chỉ trụ vững mà còn phát triển vượt bậc như Muasim.vn - thuộc hệ thống Sim Đại Gia của Công ty TNHH MTV A Trúng Rồi đang được dẫn dắt bởi anh Mai Trung Nguyên.
Nệm nào tốt cho sức khỏe? Top 3 mẫu nệm đáng mua
Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp bạn tỉnh táo, tràn đầy năng lượng mà còn là yếu tố quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Việc đầu tư vào một chiếc nệm chất lượng là một quyết định thông minh để bảo vệ cột sống, giảm đau nhức và nâng cao chất lượng cuộc sống.