Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 30/09/2024 13:53 (GMT+7)

Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến BHXH từ 01/7/2025

Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của Luật BHXH 2024 sắp có hiệu lực từ 01/7/2025?

Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến BHXH từ 01/7/2025
Ảnh minh họa.

Về vấn đề này, tại Điều 9 Luật BHXH 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Sử dụng quỹ BHXH, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.

- Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.

- Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ BHXH dưới mọi hình thức.

- Hành vi khác theo quy định của luật.

Như vậy, từ ngày 01/7/2025, các hành vi bị nghiêm cấm về BHXH được quy định như trên.

Ngoài ra, cũng tại Điều 6 Luật BHXH 2024 quy định về chính sách của Nhà nước đối với BHXH như sau:

Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng bao gồm trợ cấp hưu trí xã hội, BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; có chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng BHXH mà bị mất việc làm.

Ngân sách Nhà nước bảo đảm các chế độ của trợ cấp hưu trí xã hội và một số chế độ khác theo quy định của Luật này.

Bảo hộ, bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.

Hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện.

Khuyến khích các địa phương tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện và hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Hoàn thiện pháp luật và chính sách về BHXH; phát triển hệ thống tổ chức thực hiện BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch và hiệu quả; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, giao dịch điện tử và yêu cầu quản lý về BHXH.

Khuyến khích tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Cùng chuyên mục

Rút BHXH một lần, sau này có tham gia trở lại được không?
Theo Luật BHXH hiện hành, sau 12 tháng người lao động (NLĐ) không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Quy định này cho phép NLĐ dễ dàng rời khỏi hệ thống BHXH và tham gia đóng BHXH lại từ đầu.
Những sự kiện, hành vi cần lập vi bằng làm bằng chứng
Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng.
Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.

Tin mới