Để chủ động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế hướng dẫn và khuyến cáo người dân nhận biết các triệu chứng nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang cân nhắc việc triệu tập một ủy ban khẩn cấp để đánh giá khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang hoành hành tại châu Phi vốn đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/12 cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo có thể lan rộng ra quốc tế, do đang có xu hướng gia tăng số ca mắc do lây truyền qua đường tình dục.
Hiện có 20 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý, có 18 trường hợp chẩn đoán B20 (bệnh do virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - HIV/AIDS).
Theo Sở Y tế TP.HCM, trong tuần qua TPHCM đã phát hiện thêm 6 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, đưa tổng số ca mắc bệnh trên địa bàn TP lên con số 19 (trong đó có 2 ca nhập cảnh và 1 ca xuất cảnh sang Đài Loan (Trung Quốc)).
Thông tin từ Trung tâm Y tế quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn quận vừa ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ (nam giới, 22 tuổi, đang tạm trú tại Phường 2). Như vậy, tính từ năm 2022 đến nay, đây là ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 5 được ghi nhận (gồm cả hai ca nhập cảnh vào năm 2022) trên địa bàn Thành phố.
Ngày 03/10, Sở Y tế TP. HCM cho biết, đơn vị này nhận được kết quả giải mã gene của trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) nội địa đầu tiên được phát hiện tại TP. HCM.
Bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại,..
Ngày 2/11, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, vừa ghi nhận một trường hợp người dân có biểu hiện nổi mụn đỏ ở người sau khi đi du lịch Nam Phi về.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bệnh đậu mùa khỉ có thể gây biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong, ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, đơn cử như những người nhiễm virus HIV không được điều trị.
Ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho rằng ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên và ca mắc đậu mùa khỉ thứ hai của Việt Nam có thể lây qua nhau hoặc lây qua từ người khác.
Trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ hai là một phụ nữ 38 tuổi, thường trú tại tỉnh Tuyên Quang, du lịch tại Dubai. Người này có thời gian ở chung với ca bệnh đầu tiên.
Hiện kết quả PCR đậu mùa khỉ của bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam đã âm tính. Bệnh nhân khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, các sang thương da đã lành hoàn toàn.
Ngày 3/10/2022, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5470/BYT-DP đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ.
Qua hệ thống giám sát, TPHCM đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguồn lây từ nước ngoài. Để phòng bệnh đậu mùa khỉ, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh.