Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 16/08/2023 16:35 (GMT+7)

Đề xuất sinh viên sư phạm đạt loại yếu sẽ không được xét hỗ trợ chi phí sinh hoạt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đề xuất sinh viên sư phạm đạt loại yếu sẽ không được xét hỗ trợ chi phí sinh hoạt

Ảnh minh hoạ.

Theo đó, tại dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP về mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm như sau: Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo, sinh viên sư phạm có điểm trung bình chung học tập đạt loại yếu hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu sẽ không được xét hỗ trợ để chi trả chi phí sinh hoạt phí. Cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện việc xét hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo năm học.

Về đề xuất sửa đổi quy định về thu hồi chi phí bồi hoàn kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm, dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi Điều 9 Nghị định 116/2020/NĐ-CP về thu hồi chi phí bồi hoàn kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm như sau:

- Đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, cơ sở đào tạo giáo viên theo dõi, hướng dẫn, ra thông báo thu hồi kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP.

- Đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi sinh viên cư trú theo dõi, hướng dẫn, ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ để sinh viên sư phạm hoặc gia đình thực hiện nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn theo quy định tại Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP.

- Đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đặt hàng, giao nhiệm vụ thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn, ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ để sinh viên sư phạm hoặc gia đình thực hiện nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn theo quy định tại Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo dõi, hướng dẫn ra thông báo thu hồi kinh phí, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm nộp số tiền bồi hoàn vào kho bạc nhà nước và gửi chứng từ nộp ngân sách nhà nước (bản sao) tới cơ quan theo dõi thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ bồi hoàn. Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.

Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Ngoài ra, sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, nếu thuộc đối tượng chính sách, khó khăn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, đặc thù của sinh viên sư phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chính sách miễn, giảm hoặc xóa kinh phí bồi hoàn. Số tiền thu hồi từ chi phí bồi hoàn của sinh viên sư phạm được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách. Sinh viên sư phạm hoặc gia đình không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan có thẩm quyền theo dõi, ra thông báo thu hồi kinh phí có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.

Cùng chuyên mục

Ngành Sư phạm và Y dược dự kiến nâng tiêu chuẩn đầu vào ra sao?
Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Tin mới

Thu hồi, tiêu hủy sản phẩm kem dưỡng trắng da, chống nắng SPF 30 kém chất lượng
Mới đây, Cục Quản lý Dược đã đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm Kem dưỡng trắng da, chống nắng SPF 30 của Công ty TNHH sản xuất thương mại mỹ phẩm Hải Dương. Đây là thông báo thu hồi sản phẩm thứ 2 chỉ trong 9 ngày do sản phẩm của công ty này không đảm bảo chất lượng.
TP.HCM có bụi mịn gấp 6,8 lần mức cho phép
Hiện tượng sương mù đã xuất hiện vài ngày gần đây liên tục vào sáng sớm tại TP.HCM. Trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TP.HCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe. Các điểm đo này tại các quận Bình Tân, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn…