Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2019 14:14 (GMT+7)

Đông Anh: Khi huyện 'giúp' doanh nghiệp 'thò trước một chân' làm dự án…

Vì muốn giúp doanh nghiệp “thò trước một chân” làm dự án để “bám” tiến độ triển khai mà UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) đang cố tình phớt lờ các quy định của Nhà nước khi tạm bàn giao gần 5.000 m2 đất công cho doanh nghiệp?

Dự án xây dựng nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng tại xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do nhà đầu tư là Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và cơ khí Bình Dương đề xuất mới chỉ được UBND TP Hà Nội chấp thuận về “chủ trương” tại Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 03/8/2018 của UBND TP Hà Nội do ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch ký. Tuy vậy, đến nay, nhà đầu tư này đã gom, đổ chất thải bê tông đầy đồng Chằm và đây là nguồn cơn gây sự phẫn nộ trong nhân dân không chỉ thôn Lý Nhân mà loan ra toàn xã Dục Tú trong nhiều ngày nay.

Vừa qua, chúng tôi có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo UBND xã Dục Tú, mới hay, không phải vô cớ cấp chính quyền ở đây lại “cho phép” doanh nghiệp nói trên đổ chất thải trên đồng đất quê mình như thế.

Công văn của UBND huyện Đông Anh tạm giao gần 5.000 m2 đất công xã Dục Tú cho Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và cơ khí Bình Dương nghiên cứu, sản xuất thí điểm.

Lý giải thực trạng nói trên, ông Nguyễn Văn Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Dục Tú, cho rằng: Đây là chúng tôi làm theo chỉ đạo của UBND huyện Đông Anh tại một văn bản tạm giao gần 5 nghìn mét vuông đất công để doanh nghiệp đó nghiên cứu, sản xuất thử. “Thế thì, chúng tôi tiến hành bàn giao mặt bằng và sau khi nhận được đất thì doanh nghiệp họ tiến hành công việc của mình thôi”. Khi phóng viên đề nghị được tham khảo văn bản nói trên thì người lãnh đạo xã này tỏ ra khá lúng túng. Đoạn, ông giới thiệu chúng tôi đến gặp cấp phó của mình là ông Nguyễn Đăng Thọ, Phó Chủ tịch phụ trách đất đai và xây dựng của UBND xã Dục Tú.

Ông Thọ cho rằng: "Là chính quyền cuối cấp, chúng tôi phải chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên và chấp hành các quy định của pháp luật". Ông đề nghị với phóng viên, nếu phương án kinh doanh của doanh nghiệp là tốt thì báo chí nên ủng hộ và tuyên truyền cho bà con hiểu, cùng ủng hộ. Ngược lại, nếu họ không tốt thì chúng ta cũng nên biết và giúp bà con tránh. “Đây không phải do chúng tôi xin dự án này về hay là cán bộ xã chúng tôi “có cái gì” ở đây” - ông nhấn mạnh. Đồng thời, ông Thọ cũng cho biết, số rác thải bê tông này là do doanh nghiệp đưa về làm nguyên liệu chờ thời gian tới mang máy về họ sẽ chạy thí điểm.

Theo tư liệu mà chúng tôi có được, tại Công văn số 694, ngày 16/5/2019 của UBND huyện Đông Anh, do ông Nguyễn Xuân Linh, Phó Chủ tịch ký, căn cứ nhu cầu của doanh nghiệp và quyết định chủ trương đầu tư của UBND TP Hà Nội, UBND huyện “đồng ý” cho Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và cơ khí Bình Dương “tạm thời sử dụng” 4.817 m2 tại xã Dục Tú để tập kết máy móc, dây chuyền xử lý chất thải rắn thử nghiệm. Công văn cũng yêu cầu công ty này khẩn trương liên hệ với các cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án.

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc công bố danh sách 46 dự án khu đô thị, nhà ở chậm tiến độ
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường quản lý các dự án khu đô thị, nhà ở trên địa bàn và công khai các dự án vi phạm, chậm tiến độ, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vừa có báo cáo về 46 dự án trên địa bàn. 46 dự án khu đô thị, nhà ở chậm tiến độ được cập nhật đến hết ngày 29/2.
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thêm chính sách ưu đãi với dự án nhà ở xã hội
Để góp phần xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật và xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội nhanh hơn, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thủ tục, cũng như bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Tin mới